Choáng váng với những vụ động vật chết tập thể

Động vật chết hàng loạt với số lượng lớn là chuyện còn nhiều bí ẩn chưa thể giải thích và đang không ngừng tăng lên trong thập kỷ qua.

sunflower starfish

Dân số sao biển hoa hướng dương (sunflower starfish) ở bờ biển British Columbia, Canada đang đối mặt với nguy cơ lớn. Tất cả chúng đang chết dần mòn và tan rã thành một lớp bùn nhầy nhụa dưới đáy đại dương. Giả thuyết ban đầu đưa ra là loài này bị chết bởi một bệnh nhiễm trùng và nó tiếp tục lây lan.  

cá hồi NaUy

180.000 con cá hồi ở một trang trại cá hồi Na Uy bị chết. Nó được cho là nhiễm chủng ISA, là 1 dạng virus cúm của thế giới cá. Virus rất dễ lây và có khả năng tàn phá trong các quần thể cá bị cô lập bằng cách gây ra chảy máu và cuối cùng con cá chết. 

cừu

30.000 con cừu chết. Ở Uruguay, số lượng cừu đông gấp đôi số lượng người. Xuất khẩu len tạo một nguồn thu nhập chính, duy trì cuộc sống của hàng ngàn nông dân rộng khắp trên các đồng bằng phía bắc. Thế nhưng, ngành công nghiệp len ở đây phải gặp ác mộng khi một cơn lốc xoáy quét qua các vùng nông thôn, mưa xối xả 30 ngày. Vùng nước ngập và để lại hơn 30.000 con cừu chết. 

hàu chết

Bang Florida, Mỹ xây dựng 23 mẫu hàu trên sông St Lucie, và rồi tất cả chúng đều đã chết. Tất cả các con hàu sông đã tử vong, cùng với cua, tôm, và loài cá sống cùng. Nguyên nhân là gần đó có một hồ nước bị ô nhiễm nặng nề, Lake Okeechobee. Mực nước của hồ quá cao bị đẩy qua cửa sông St Lucie. Cùng với đó là sự gia tăng các vi khuẩn độc hại, hàu tiếp xúc với nước trong sông St Lucie có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến nôn mửa và da phát ban.  

lợn biển

Năm 2013 là năm của những đột phá khoa học, nhưng đó cũng là năm lợn biển bị chết với số lượng nhiều nhất. 769 con lợn biển chết đã dạt vào bờ ở Florida. 769 không phải là một số lượng rất lớn, nhưng nếu xem xét trong trường hợp chỉ còn có 4,834 con lợn biển tồn tại, nó là mối nguy hại cực lớn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm lý do tại sao.

mutton-bird

Kể từ năm 2007, mỗi năm chứng kiến ngày càng nhiều số lượng chim mutton-bird trở thành nạn nhân của. . . một cái gì đó bí ẩn. Xác hàng trăm con chim trôi ra biển mỗi ngày ở trên các bãi cát. Loài chim này mỗi lần di cư phải di chuyển chặng đường lên đến 10.000 km. Điều này khiến cho chúng dễ bị bệnh, gặp gió mạnh, và một số các tai họa khác.  

cá heo mũi chai

Rất nhiều xác của những con cá heo mũi chai đã được tìm thấy dọc theo bờ biển phía đông bắc của Mỹ, từ Bắc Carolina tới New York. Cho đến nay, tổng số cá heo mũi chai chết đã lên đến con số 700 chỉ trong vòng bốn tháng.  

rùa biển

Rùa biển có thể được tìm thấy trong hầu hết các đại dương trên thế giới, nhưng mặc dù phân bố rộng rãi, loài này đang bị đe dọa. Có bảy loài rùa biển được biết đến, và năm trong số đó được liệt kê là cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ của IUCN. Vào tháng 10, có báo cáo rằng hơn 200 con rùa biển chết đã được tìm thấy trên bãi biển El Salvador. Nguyên nhân dường như là do một loại tảo độc hại phát triển trong vùng nước ven biển của Thái Bình Dương. Loài tảo này làm cạn kiệt oxy trong nước và về cơ bản làm nghẹt thở tất cả các sinh vật biển, gây độc hại trực tiếp đến rùa. 

cua sông

Trung Quốc là đất nước không xa lạ gì với vấn đề ô nhiễm. Tại thị trấn Chunghu, Trung Quốc, nông dân đã nuôi cua sông ở một dòng sông rộng đến hơn 3000 mẫu Anh. Nhưng những con cua bắt đầu chết. Hàng trăm con cua chết mỗi ngày, người ta đã kiểm tra và nhận thấy nước thải chưa xử lý đã được đưa trực tiếp vào ao cua, khiến cua chết vì vi khuẩn. 

lợn rừng

Lợn hoang dã đang tử vong hàng loạt ở miền Nam nước Pháp. Nguyên nhân vẫn chưa tìm ra, các nhà khoa học đã thử nghiệm và loại trừ hơn 40 chất độc khác nhau. Cách thức chết của loài này là kỳ lạ. Trước khi chết, lợn đực hóa điên trong một thời gian ngắn. Chúng chạy trong vòng tròn, vấp ngã xung quanh như thây ma, hành động cuồng nhiệt, và cuối cùng co giật.  

Theo LV/Kiến Thức, 16/11/2013
Đăng ngày 17/11/2013
Lưu Thoa
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:49 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:49 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:49 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:49 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 04:49 17/11/2024
Some text some message..