Chuỗi cung ứng thủy sản nội địa: Hiệu quả từ hợp tác công tư

Metro VN xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao, bền vững cho thị trường nội địa

chuỗi cung ứng

Từ năm 2011, Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro VN) hợp tác với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai dự án hợp tác công - tư (PPP), hiện thực hóa sáng kiến “Tầm nhìn mới cho nông nghiệp” do 6 tập đoàn hàng đầu thế giới, trong có Metro Cash & Carry đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ) với mục tiêu nâng cao thu nhập nông dân và môi trường sống tốt hơn. Theo đó, Metro VN xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao, bền vững cho thị trường nội địa, vốn đang bị bỏ ngỏ.

Công - tư vào cuộc

Việt Nam đứng thứ hai thế giới có số nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe khi xuất khẩu vào các nước EU (447/567 NM). Thế nhưng ở thị trường nội địa, với hơn 87 triệu người, các mặt hàng thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Thủy sản bị ướp hàn the, sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển… là những mối nguy đe dọa đến sức khỏe con người. Đây là điều bất cập, cũng là bức xúc của người dân.

Việc cung cấp thị trường nội địa các mặt hàng thủy sản được nuôi trồng hay đánh bắt theo hướng bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu cấp thiết. Nhưng để xây dựng chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản không phải đơn giản khi tại các khâu trong chuỗi có tình trạng mạnh ai nấy làm. Nông dân, khâu quan trọng trong chuỗi liên kết, không quen gò bó theo những quy định chặt chẽ.

Vì vậy, khởi đầu của dự án Metro VN là sự vào cuộc của nhiều phía để cùng phối hợp triển khai. Bộ NN-PTNT hỗ trợ việc xây dựng tiêu chuẩn Metro Requirements, thông qua các cơ quan chức năng địa phương trong việc tìm kiếm nông dân nuôi trồng thủy sản tham gia dự án, cũng như hỗ trợ tổ chức các khóa tập huấn. Công ty Fresh Studio (FS, Hà Lan) giúp tư vấn và chọn lọc nông trại, các nhà kinh doanh hải sản để phát triển mạng lưới. Sau đó tập huấn và đánh giá nông trại theo tiêu chuẩn Metro Requirements; tập huấn nhà kinh doanh hải sản về địa điểm, sơ chế, đóng gói, truy xuất và tách biệt sản phẩm, điều kiện vận chuyển theo tiêu chuẩn Metro Requirements.

Quỹ Thách thức Việt Nam (Vietnam Challenge Fund-VFC) tài trợ một phần kinh phí khi dự án đạt được những kết quả đã định. Ngoài ra, Công ty Cargill VN chuyên về thức ăn chăn nuôi cung cấp danh sách trang trại và tư vấn kỹ thuật về quy trình dinh dưỡng cho cá, cũng như tổ chức các buổi huấn luyện, cung cấp thông tin cho nông dân.

Những kết quả ban đầu

Năm 2011, khoảng 300 nông dân và 50 thương lái đã được tập huấn tiêu chuẩn Metro Requirements về thủy sản tại TP Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, chưa kể những buổi huấn luyện quy mô nhỏ nông dân ở vùng sâu. Sau đó 120 nông hộ và 20 thương lái đăng ký áp dụng tiêu chuẩn Metro Requirements, được lực lượng FS tiếp tục tư vấn và huấn luyện thêm trong việc áp dụng những nội dung liên quan đến thực hành tốt trong nuôi trồng. Sau 3 - 5 tháng áp dụng, những hộ hay thương lái được đánh giá và có 48 nông hộ, trang trại và thương lái được chứng nhận tiêu chuẩn Metro Requirements, được cấp mã số vùng để truy xuất nguồn gốc. Song song đó, Metro VN xây dựng Trạm trung chuyển thủy hải sản Metro tại TP Cần Thơ theo những quy chuẩn về HACCP và ATVSTP.

Theo anh Lê Văn Cảnh, quản lý thu mua ngành hàng cá của Metro VN, đến giữa năm 2013, trên 70 hộ nông dân đang tham gia quy trình Metro Requirements. Triển khai GlobalGAP 9 loại thủy sản là lươn, ếch, cá rô, sặc rằng, cá chim, điêu hồng... Hiện nay, mỗi ngày trạm trung chuyển mua khoảng 5,2 - 5,5 tấn hàng thành phẩm và sơ chế, với hơn 83 loại thủy hải sản, trong đó, hàng nguyên liệu theo Metro Requirements chiếm 30% - 35%, phần còn lại từ các thương lái áp dụng quy trình Metro Requirements và nguồn hàng hải sản đánh bắt.

Bên cạnh bộ phận FS tư vấn, còn có sự hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng nông thủy sản các địa phương giám sát ngay tại nơi nuôi trồng định kỳ và đột xuất, bộ phận quản lý chất lượng tại trạm kiểm tra đầu vào bằng cảm quan và xét nghiệm định kỳ về urê, borate để đảm bảo ATVSTP. Những hộ không đạt sẽ bị từ chối thu mua cho đến khi khắc phục những vi phạm và chịu sự giám sát thường xuyên hơn của bộ phận FS.

Với mặt hàng hải sản, liên kết với các vựa áp dụng quy trình Metro Requirements trong quá trình thu mua, bảo quản, vận chuyển. Trạm trung chuyển hải sản Metro Cần Thơ mua từ 75% - 80% lượng hàng sản xuất của nông dân trong chuỗi cung ứng, riêng với ếch, cá lóc mua 100%. Điều ghi nhận, trước đây người dân lo ngại tham gia chuỗi làm chi phí cao hơn, nhưng thực tế ngược lại. Nhờ áp dụng Metro Requirements nên việc quản lý nuôi, chăm sóc, sử dụng thuốc thú y hợp lý hơn giúp hạn chế bệnh, chi phí giảm xuống. Giá thành nuôi cá điêu hồng của chủ bè Lê Ngọc Quý ở cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ khi áp dụng Mero Requirements còn 21.500 đồng/kg so với trước đó gần 29.000 đồng/kg.

Để có thể hợp tác lâu dài và bền vững, hiện nay Metro VN xây dựng kế hoạch nuôi trồng năm 2014, gửi bộ phận tư vấn FS trao đổi với nông dân để thả con giống sao cho khớp với nhu cầu thu mua. Tất nhiên, hộ dân có thể nuôi với lượng lớn hơn để bán ra ngoài. Trả lời về giá thu mua, anh Lê Văn Cảnh cho biết, trong chuỗi cung ứng, Metro VN tính chi phí từng công đoạn để có giá mua hợp lý, nhưng có sự trao đổi trước với các hộ nuôi theo giá thị trường lúc đó. Bà con có thể bán ra ngoài nếu giá bên ngoài cao hơn. Nhưng khi tham gia vào chuỗi cung ứng, người nuôi sẽ có thu nhập ổn định, không lo bị tư thương ép giá khi cung vượt cầu. Điều này thể hiện rõ với mặt hàng cá chẽm hiện nay, như trường hợp anh Hứa Trung Việt, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa thu hoạch mẻ cá chẽm bán cho Metro VN với giá cao hơn thương lái bên ngoài 5.000 - 6.000 đồng/kg khi cung nhiều hơn cầu.

Sài Gòn Giải Phóng/Vietfish.org
Đăng ngày 25/10/2013
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 07:35 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 07:35 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 07:35 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:35 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 07:35 27/12/2024
Some text some message..