Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ngay tại hiện trường

Để sản xuất của bà con nông dân bảo đảm tính bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với các ngành chức năng tăng cường dạy nghề tại hiện trường. Cách làm này bước đầu giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng diện tích, đồng thời chuyển từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.

trao đổi kĩ thuật với tổ viên
Anh Nguyễn Hoàng Mến, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi (thứ hai, bên trái) đang trao đổi kỹ thuật với các tổ viên.

Là 1 trong 32 học viên của lớp dạy nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến do Trung tâm Hỗ trợ việc làm, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Nông dân huyện, Phòng NN&PTNT huyện Ðầm Dơi tổ chức, anh Nguyễn Hoàng Mến, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, được hỗ trợ 24.000 con sú giống, thức ăn, phân bón, men vi sinh để làm điểm nhân rộng. Ngoài ra, anh đã mua thêm 60.000 con sú giống và 1.000 con cua thả nuôi xen trên diện tích 2 ha, mật độ tôm thả bình quân từ 7 - 8 con/m2.

Sau 4 tháng nuôi theo quy trình được hướng dẫn, tôm phát triển tốt. Anh Mến tiến hành đặt lú thưa bắt dần, bình quân 28 con/kg. Qua 3 đợt tỉa thưa, anh thu được hơn 12 triệu đồng. Dự kiến, thu hoạch đợt tôm, cua này, gia đình anh thu lợi nhuận hơn 160 triệu đồng. Anh Mến cho biết: “Nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả cao, nguyên nhân là không có xổ nước ra vô, môi trường nước ổn định, năng suất cao”.

Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật từ lớp học, ông Trần Văn Lập, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, bao ví 5.500m2 đất thả 15.000 con sú giống. Sau 4 tháng chăm sóc, ông tiến hành tỉa thưa, tôm đạt kích cỡ 26 con/kg. Qua 3 đợt tỉa thưa, ông thu được hơn 10 triệu đồng. Dự kiến, đợt tôm này, ông có thu nhập gần 30 triệu đồng. “Tôi nuôi thử nghiệm 5 công, bên xổ thì không đạt, bên tôi bí lại thì đạt kết quả tốt. Khoảng 4 - 4,5 tháng, đặt 2 lú thu hoạch được 300.000 - 400.000 đồng/đêm”, ông Lập thông tin.

Trong số 32 hộ dân tham gia lớp dạy nghề tại hiện trường có đến 70% hộ dân thả nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến khép kín, kết hợp nuôi cua xen canh, bước đầu cho hiệu quả cao. Ông Phạm Hoàng Thơ, Trưởng ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, phấn khởi: “Thời gian qua, bà con nuôi tôm theo kiểu truyền thống, hiệu quả không cao. Từ khi tham gia lớp nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con mạnh dạn áp dụng kỹ thuật trong nuôi tôm, cua hiệu quả, năng suất cao. Tôi thấy lớp dạy nghề tại hiện trường rất hiệu quả”.

Ông Nguyễn Huy Du, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quách Phẩm Bắc, chia sẻ: “Khi triển khai mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Quách Phẩm Bắc, chúng tôi thấy tôm nuôi phát triển tốt, ít dịch bệnh xảy ra, lớn nhanh. Việc mở các lớp dạy nghề tại hiện trường là hướng đi phù hợp, bởi ngoài việc nắm vững lý thiết, bà con nông dân còn trực tiếp thực hành tại hiện trường, nên những vấn đề chưa nắm vững đều được giải đáp, hướng dẫn tận tình. Trong thời gian tới, cần phát huy mô hình dạy nghề tại hiện trường để nhân rộng mô hình nuôi quảng canh cải tiến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Ðầm Dơi phát triển hơn 1.550 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, nâng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện là 31.550 ha, đạt 98% kế hoạch; năng suất đạt từ 500 - 800 kg/ha. 1 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến, thời gian 4 - 5 tháng, bình quân thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng.

Có được kết quả trên, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi đã phối hợp với các ngành chức năng mở 2 lớp dạy nghề cho 60 nông dân, 19 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái và nuôi tôm, cua kết hợp cho 760 cán bộ hội viên nông dân.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi Nguyễn Quốc Hận nhấn mạnh: “Chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng các lớp dạy nghề hiện trường luôn cho hiệu quả cao, giúp nông dân làm quen và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong sản xuất, phù hợp với Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Ðầm Dơi”./.

Báo Cà Mau, 20/10/2015
Đăng ngày 21/10/2015
Trần Chiến
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 21:50 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 21:50 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 21:50 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 21:50 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 21:50 24/04/2024