Tận dụng protein từ chất thải thủy sản
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chiết xuất protein từ phế phẩm của cá để sử dụng trong mỹ phẩm và dược phẩm. Theo thông tin chia sẻ, khoảng 19% doanh thu của công ty đến từ phụ phẩm nuôi trồng thủy sản và 7% thu được từ việc thu hồi collagen và gelatine (2 loại protein được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm và dược phẩm) từ da cá.
Cơ sở đầu tiên của loại hình này tại Việt Nam có công suất hàng năm là 2,000 tấn. Tính đến năm 2021, tổng phụ phẩm nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm collagen/gelatine của Vĩnh Hoàn đạt doanh thu hơn 88,4 triệu USD (2,2 nghìn tỷ đồng). Riêng mảng collagen và gelatine đóng góp 25,6 triệu USD (642 tỷ đồng) vào doanh thu của Vĩnh Hoàn. Dự đoán thị trường ước tính rằng phân khúc collagen có thể tăng 6% mỗi năm để đạt 8 tỷ đô la vào năm 2027.
Các công ty khác cũng đang thu lợi từ việc tái sử dụng phế phẩm của tôm. Vietnam Food (VNF) đang sản xuất các polyme như chitosan từ đầu tôm. Giám đốc điều hành Vietnam Food thông tin, chitosans có thể được sử dụng trong các loại thuốc chống béo phì và đông máu. Công ty của ông tiến hành chế biến đầu tôm thành các sản phẩm khác nhau, bao gồm chitosan và chất lỏng thủy phân, ông tin rằng giá trị của tôm có thể tăng gấp 5 lần nếu chúng có thể được khai thác làm thức ăn gia súc, gấp 20 lần nếu chúng được đưa vào thực phẩm chức năng và 30 lần nếu chúng có thể được sử dụng trong các sản phẩm dược phẩm. Tuy nhiên, trong số các cơ sở sản xuất tận dụng chất thải từ tôm, hầu hết họ chọn sử dụng chúng làm thức ăn chăn nuôi vì các phân khúc khác đòi hỏi phải có sự đầu tư vào các thiết bị chế biến công nghệ cao.
Nhà sản xuất cá tra Việt Nam Sao Mai Group đã chế biến thành công mỡ cá thành các sản phẩm có giá trị cao như dầu ăn, bơ thực vật,.. bằng cách sử dụng protein cô đặc trong chất lỏng thủy phân để làm hỗn hợp nước dùng, quy trình này đã giúp tăng doanh thu vì dầu ăn đắt gấp gần 3 lần mỡ cá (0,64 USD / kg mỡ so với 1,85 USD / lít dầu).
Thách thức phải đối mặt
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã báo cáo những khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính, khiến công tác nghiên cứu và hoàn thiện các nỗ lực của họ trở nên khó khăn hơn. Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đang kêu gọi các chính sách mới cho phép cải tạo chất thải nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành độc lập. Đồng thời, cũng kêu gọi, khuyến khích các công ty đầu tư mạnh vào phân khúc này để đáp ứng các mục tiêu về môi trường.
Ước tính hiện tại của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết có tới 90% chất thải nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được tái chế dưới hình thức các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tài chính và đầu tư vào thiết bị chế biến công nghệ cao, họ sẽ có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn.
Những nhà sản xuất, doanh nghiệp trong ngành tin rằng, với lượng chất thải gần 1 triệu tấn mỗi năm do nuôi trồng thủy sản tạo ra, nếu cứ để nguyên như vậy sẽ gây ra những hạn chế đáng kể đến môi trường. Bằng cách tận dụng nguồn tài nguyên này có thể tạo ra những hiệu quả về mặt kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực và cải thiện chất lượng của môi trường.