Cơ quan chuyên môn khuyến cáo về dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

gan tụy tôm
Ảnh minh họa

Theo đó, đối với hộ/cơ sở nuôi đã xuất hiện dịch bệnh cần: Báo cáo cho chính quyền xã hoặc cơ quan chuyên môn về tình hình dịch bệnh xuất hiện; Tuyệt đối không tháo nước chưa được xử lý ra hệ thống mương thoát nước chung của vùng nuôi; Đối với dụng cụ chăm sóc tôm, đồ dùng bảo hộ lao động cần được sử dụng riêng cho từng ao nuôi và được khử trùng sau mỗi lần sử dụng; Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch ngay để giảm thiểu thiệt hại; Nếu tôm nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm, cần được xử lý bằng hóa chất tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

Trong trường hợp tôm mới bắt đầu có dấu hiệu bệnh, cần ngừng cho tôm ăn trong vòng 1 - 2 ngày và sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Sau đó cho tôm ăn hạn chế bằng 10% định mức hàng ngày và tăng dần đến khi đạt định mức bình thường trong vòng 7 đến 10 ngày; Không sử dụng ao nuôi vừa bị bệnh khi chưa được khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và không thả bổ sung giống tôm.

Đối với hộ/cơ sở nuôi chưa phát bệnh nhưng có nguy cơ mắc bệnh: Hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào cơ sở nuôi. Người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi hạn chế sang cơ sở bị bệnh; Phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng; Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn;

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2 và kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio (Lưu ý: khi dùng chế phẩm sinh học thì ngừng cho tôm ăn từ 1 - 2 ngày); Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm; Khuyến khích nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá (ví dụ: cá rô phi).

Đối với các hộ/cơ sở nuôi khi chuẩn bị thả tôm (sau khi công bố hết dịch): Chuẩn bị ao nuôi đúng qui trình; Tuân thủ mùa vụ thả và kỹ thuật nuôi; Chỉ sử dụng nguồn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch mầm bệnh.

Được biết, trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT) đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Đến thời điểm cuối tháng 5, diện tích nuôi tôm có tôm chết ước tỉnh khoảng hơn 100ha. Chi cục Thú y đang phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Báo Quảng Ninh, 03/06/2015
Đăng ngày 05/06/2015
Hồng Nhung

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Tôm bị đen mang: Nguyên nhân và hướng xử lí

Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Tuy không còn xa lạ gì với bà con nuôi tôm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đen mang sẽ gây ra các loại bệnh nặng khác như: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng,…

Tôm đen mang
• 10:35 20/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 08:00 15/06/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 10:43 29/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 10:43 29/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:43 29/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 10:43 29/06/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 10:43 29/06/2024
Some text some message..