Collagen trong vảy cá có thể chữa lành vết thương

Dẫn kết quả nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết collagen có nguồn gốc từ vảy cá có thể được sử dụng để chữa trị vết thương.

Collagen trong vảy cá có thể chữa lành vết thương
Khi được thử nghiệm trên chuột, collagen cũng đem lại nhiều tiềm năng trong việc điều trị và tái tạo mô. (Nguồn: NTU)

Nghiên cứu được tiến hành trên vảy của những loại cá thường được dùng để nấu ăn như cá vược, cá ngừ và cá rô phi.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vảy cá có chứa collagen có thể chuyển hóa về mặt hóa học để hòa tan trong nước và được sử dụng cho nhiều ứng dụng y sinh học.

Bên cạnh đó, collagen đã chuyển hóa cũng có thể kết hợp với thuốc để sản xuất ra các loại băng vết thương có khả năng chữa bệnh cao hơn.

Khi được thử nghiệm trên chuột, collagen cũng đem lại nhiều tiềm năng trong việc điều trị và tái tạo mô.

Trước đó, các nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trên cũng cho thấy collagen có nguồn gốc từ vảy cá có thể tác động lên tế bào mao mạch của con người.

Theo đó, những tế bào này sản sinh ra collagen cao gấp 2,5 lần trong quá trình hình thành mạch máu so với những tế bào được nuôi cấy trên những dạng collagen khác.

Các phát hiện mới đã thu hút sự chú ý của giới khoa học quốc tế vì collagen từ các nguồn không phải là động vật có vú có thể khắc phục được những vấn đề sinh học và văn hóa khác nhau liên quan đến collagen từ gia súc, lợn. Đó là chưa kể cần phải kiểm tra kỹ lưỡng quá trình chiết xuất do nguy cơ dịch bệnh từ động vật có vú sang người...

Nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore cũng chỉ ra rằng collagen có nguồn gốc từ vảy cá có thể thu được dễ dàng với 200mg collagen có thể được chiết xuất từ một hoặc hai con cá và quá trình chiết xuất chỉ tốn hơn 4$ Singapore.

Nhóm nghiên cứu cũng đang làm việc với một số cơ sở nghề cá địa phương để tìm cách chuyển đổi các chất thải nuôi trồng thủy sản như vảy cá thành vật liệu hữu ích cũng như mở rộng quy trình chiết xuất collagen để quản lý hiệu quả rác thải.

TTXVN
Đăng ngày 13/03/2018
TH
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 01:40 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 01:40 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 01:40 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 01:40 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 01:40 17/12/2024
Some text some message..