Công dụng đầy hứa hẹn của trái nhàu đối với tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây của Julia Hwei ZhongMoh và cộng sự 2021 đã cho thấy lợi ích khi bổ sung chiết xuất trái nhàu đến hiệu suất tăng trưởng, phản ứng sinh lý của gan tụy và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng
Bổ sung chất chiết xuất từ trái nhàu cho tôm thẻ chân trắng giúp cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm. Ảnh globalseafood

Xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật làm chất kích thích miễn dịch ngày càng gia tăng bởi phương pháp này vừa có thể thay thế thuốc hoặc thuốc kháng sinh vừa hiệu quả hơn về chi phí và thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu trước đây cho biết chiết xuất thực vật cải thiện khả năng miễn dịch của một số loài thủy sản nuôi. Sự cải thiện tăng trưởng và khả năng miễn dịch của tôm cá là kết quả của việc tăng cường hoạt động của các enzym tiêu hóa và enzyme chống oxy hóa của các chiết xuất này. 

Trái nhàu (Morinda citrifolia) là một loại cây thường mọc ở Đông Nam Á được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường, viêm khớp, tăng huyết áp, đau đầu và sốt... Các nghiên cứu trước đây cho thấy trong quả nhàu M. citrifolia có sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học. Quả nhàu chứa nguồn chất chống oxy hóa và polyphenol (alkaloid, flavonoid, tannin và anthocyanins). Trong khi nghiên cứu về lợi ích của cây nhàu trên tôm vẫn còn hạn chế, loài cây này đã được báo cáo là đã cải thiện sự phát triển của gia súc, gà, cũng như kích thích các phản ứng miễn dịch của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

trái nhàu
Trái nhàu – vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh trên người. Ảnh facty

Do đó, Julia Hwei ZhongMoh và cộng sự đã nghiên cứu xác định hiệu quả của chiết xuất từ trái nhàu M. citrifolia trong việc cải thiện tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng P. vannamei (PL).

Bổ sung chiết xuất trái nhàu cho tôm thẻ chân trắng

Trong nghiên cứu, 5 kg quả nhàu M. citrifolia đã được thu thập và rửa sạch bằng nước cất. Sau khi rửa sạch, trái nhàu được cắt thành từng miếng nhỏ (dài 1mm x rộng 1mm x dày 5mm) và sấy khô trong tủ sấy ở 50oC trong 4 – 5 ngày sau đó được chiết xuất với 70% metanol theo tỷ lệ 1:5 để 48 h. Sau đó hỗn hợp được lọc và loại bỏ metanol.

Các chất chiết xuất được đưa vào thức ăn viên tôm thương phẩm ở các nồng độ 0%, 1%, 2%, 3%, 4% và 5%. Thử nghiệm cho ăn được thực hiện trong 30 ngày và các mẫu tôm được thu thập cách nhau 5 ngày để xác định năng suất tăng trưởng và nghiên cứu mô bệnh học cấu trúc gan tụy.

biểu mô
Một sự thay đổi rõ ràng trong ống gan tụy của tôm có bổ sung chiết xuất quả nhàu. Những thay đổi (tăng tế bào (CH), teo ống dẫn (TA), hình dạng bất thường của lumen (ALU), thâm nhiễm hồng cầu (HI)) chứng minh sự kích thích tăng cường đổi mới tế bào và bảo vệ tế bào chống lại các yếu tố căng thẳng.

Kết quả cho thấy bổ sung chất chiết xuất từ trái nhàu cho tôm thẻ chân trắng giúp cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm về trọng lượng cơ thể, tổng chiều dài, tăng trưởng trung bình hàng ngày và hệ số chuyển đổi thức ăn. Sự cải thiện chức năng tiêu hóa của tôm đã gián tiếp cải thiện tốc độ tăng trưởng của chúng, điều này chứng minh mối quan hệ giữa hoạt động của các enzym tiêu hóa và sự tăng trưởng của tôm. Và việc tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa đã cải thiện phản ứng miễn dịch, từ đó tăng khả năng chống chịu với stress và cho phép tôm thẻ chân trắng phát triển khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi. 

Trong nghiên cứu mô bệnh học, chất chiết xuất từ trái nhàu đã ảnh hưởng đến cấu trúc gan tụy (tăng số lượng tế bào R, B & E của gan tụy). R là tế bào dự trữ dinh dưỡng, do đó tăng số lượng tế bào R trong gan tụy cho thấy tăng dự trữ lipid/glycogen từ đó dẫn đến cải thiện tăng trưởng của tôm. B là tế bào có khả năng không bào và hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua tổng hợp protein và enzyme tiêu hóa. Tế bào E rất quan trọng đối với việc đổi mới tế bào và tăng trưởng của gan tụy.

Việc bổ sung các chất chiết xuất từ thực vật là một giải pháp đầy hứa hẹn và đem lại nhiều lợi ích cho tôm. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh bổ sung chiết xuất trái nhàu giúp cải thiện hiệu suất tăng trưởng, phản ứng sinh lý của gan tụy và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: Julia Hwei ZhongMoh, KhorWaiho, HanafiahFazhan, NoorbaiduriShaibani, HidayahManan, Yeong YikSung, HongyuMa, MhdIkhwanuddin. Effect of Noni, Morinda citrifolia fruit extract supplementation on the growth performances and physiological responses of the hepatopancreas of Whiteleg shrimp, Penaeus vannamei Post Larvae, ScienceDirect, Aquaculture Report, 12/2021.
Đăng ngày 02/03/2022
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:36 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:36 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:36 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 19:36 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:36 19/04/2024