Công nghệ mới trong hệ thống nuôi RAS

Công nghệ mới được chứng minh là giảm nitrit trong RAS mà không cần bộ lọc sinh học. NaturalShrimp Inc đã nộp bằng sáng chế cho công nghệ đông tụ điện (EC) mới có thể giảm nitrit trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS).

Tôm thẻ chân trắng
Công nghệ mới giảm nitrit trong RAS mà không cần bộ lọc sinh học. Ảnh: Tepbac.

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản, được nghiên cứu từ những năm 1950 và phát triển mạnh vào thập niên 80 ở các nước Châu Âu nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của công nghệ nuôi hở như lồng bè, ao và nuôi nước chảy, với mục đích hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh, năng suất thấp.

Sau hơn 30 năm, công nghệ RAS hiện được sử dụng trong các trại cá và phổ biến trên toàn thế giới. Ở Châu Âu, hiện tại có khoảng 90% sản lượng nuôi trồng đã ứng dụng công nghệ RAS trong môi trường nước ngọt, 10% là nuôi bằng nước biển và nước lợ. Các công nghệ RAS tiên tiến nhất ở các nước phát triển có tỷ lệ tái sử dụng nước lên đến 95-99%. 


Công nghệ RAS hiện được sử dụng trong các trại cá và phổ biến trên toàn thế giới. Ảnh: simeon-aquabio

Lọc sinh học trong RAS

Lọc sinh học là một hoạt động nằm trong quy trình vận hành, là một hoạt động vô cùng quan trọng của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS). Lọc sinh học tạo ra chỗ để cho vi khuẩn nitrat hóa có thể tồn tại và là nơi chủ yếu xảy ra hiện tượng nitrat hóa sinh học trong hệ thống RAS.

Thế nào là đông tụ điện (EC)?

Quá trình này gần giống với điện phân. Chúng cung cấp điện cực cho nguồn thải với hàng loạt phản ứng hóa học, tạo ra muối, natri hydroxit, khí hydro và clo. Mục đích của đông tụ là làm mất ổn định chất gây ô nhiễm đồng thời tăng kích thước chất ô nhiễm dễ lắng hơn. Sự đông tụ điện liên quan đến việc cho dòng điện đi qua các cặn nước. Quá trình này đã được ghi nhận là đã cắt giảm gần 98% lượng nước bị ô nhiễm. 

Ứng dụng EC trong RAS ra sao?

Trong RAS, hệ thống lọc phải liên tục loại bỏ amoniac để xử lý nước hiệu quả và giữ được lượng hàng dự trữ sản xuất. Theo truyền thống, một bộ lọc sinh học sử dụng vi khuẩn phát triển trên môi trường nhựa để khử amoniac trước tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat. 

Công nghệ đông tụ điện được cấp bằng sáng chế đã chứng minh khả năng loại bỏ amoniac trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) trước khi chuyển đổi thành nitrit. Nhóm kỹ thuật NaturalShrimp hiện đã phát hiện ra rằng hệ thống EC cũng có thể giảm nitrit mà không cần bộ lọc sinh học trong RAS có thể gây ra sự tích tụ nitrit. Khám phá này làm cho quy trình triệt tiêu Vibrio sử dụng EC như một phần của vòng lọc, thậm chí hữu ích hơn cho bất kỳ hệ thống RAS nào bị tích tụ amoniac và nitrit. Danh mục công nghệ của NaturalShrimp đang nhanh chóng chứng minh khả năng cho phép kiểm soát hoàn toàn môi trường nước đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản. 

Đăng ngày 26/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:34 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:34 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:34 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:34 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:34 25/04/2024