Đậm đà nước mắm cá linh mùa nước nổi

Ở miền Tây có một loại nước mắm truyền thống khác được sản xuất từ cá linh – đặc sản chỉ có ở mùa nước lũ.

sơ chế nước mắm
Bà Tú đang sơ chế nước mắm cá linh truyền thống. ảnh: HUỲNH XÂY

Món quà mùa lũ

Hàng năm, khi mùa lũ về, nguồn lợi cá linh ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sẽ trở nên dồi dào. Đây cũng chính là thời điểm, nhiều cơ sở làm nước mắm tất bật chuẩn bị nguồn nguyên liệu. Là thế hệ thứ 2 trong gia đình và có hơn 15 năm làm nghề nước mắm cá linh truyền thống, chị Lê Thị Cẩm Tú - chủ cơ sở sản xuất nước mắm Chín Xuân (ấp 5, xã Vĩnh Xương) cho biết, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, lũ bắt đầu rút cạn trên đồng và cũng là thời gian gia đình chị bận rộn nhất.

“Con nước trong tháng 10 âm lịch có cá đồng rất nhiều nên mỗi ngày, gia đình tôi phải thuê từ 30 – 40 nhân công làm nước mắm để bán cho khách hàng gần xa. Mỗi mùa lũ, chúng tôi phải mua từ 5-6 tấn cá linh” – chị Tú nói.

Chị Tú cho biết thêm, muốn có nước mắm ngon thì phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất như đi thu mua cá tươi, rửa sạch rồi cho vào lu ủ. “Khi ủ, phải theo quy trình nghiêm ngặt. Cứ một lớp cá phải rải lên một lớp muối cho đến khi đầy lu” – chị Tú chia sẻ.

Theo người dân xã Vĩnh Xương, bình quân, mỗi lu ủ khoảng 30 kg cá sẽ cho ra 15 lít nước mắm. Trong thời gian ủ (hơn 6 tháng), phải thường xuyên mở nắp lu để cá… phơi nắng. Sau thời gian ủ, sẽ lấy cá ra khỏi lu để đun, nấu thành nước mắm. Để có sản phẩm thơm ngon, phải để bếp lửa cháy vừa phải, đến khi cá hòa tan thành nước mắm.

Theo kinh nghiệm dân gian nơi đây, để biết nước mắm đến độ chín vừa phải, người nấu dùng cơm nguội bỏ vào nồi, khi nào hột cơm nổi lên lớp mặt, tức là nước mắm đã chín. Lúc này nước mắm có màu đỏ vàng và bốc lên mùi thơm với hương vị của cá linh.

Anh Đặng Văn Ngọc, cùng ngụ tại ấp 5, xã Vĩnh Xương cho biết, trước đây, mỗi khi mùa nước nổi về, giá cá linh rất rẻ nên hầu như nhà người dân nào cũng mua cá về ủ, nấu nước mắm phục vụ cho gia đình cả năm. Đặc biệt là có thể làm quà tặng, biếu mỗi khi có người quen đến nhà chơi.

“Tặng vài lít nước mắm mang về làm quà là rất quý, bởi tấm lòng dân quê cũng mặn mà như nước mắm cá linh đồng. Ai sử dụng nước mắm đồng này rồi, sẽ không dùng nước mắm khác. Hơn nữa, giá nước mắm ở đây hợp túi tiền nhiều người” – anh Ngọc khoe.

Ngon… “hết sẩy”

Tuy nhiên, cũng theo anh Ngọc, do vài năm trở lại đây, mực nước lũ về thấp, theo đó cá linh không còn nhiều, giá thu mua cao nhưng các cơ sở sản xuất nước mắm cá linh đồng ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương vẫn luôn bám lấy nghề truyền thống. Để có đủ lượng cá linh làm nước mắm, các cơ sở phải mua thêm lượng cá này từ Campuchia.

Theo ghi nhận của NTNN, ngoài hàng chục điểm sản xuất nước mắm cá linh (phần lớn tập trung ở xã như Vĩnh Xuân và xã Phú Lộc), hiện tại, dọc theo biên giới xã Vĩnh Xương, có gần 10 hộ làm nghề bán nước mắm cá linh, phục vụ cho nhu cầu của bà con gần, xa.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, đối với người dân nông thôn ở miền Tây, nước mắm cá linh đồng là không thể thiếu trong bữa ăn. Người dân thường nói với nhau rằng, chén nước mắm đồng khi đặt cạnh những món ăn mùa lũ như: Canh chua bông súng đồng, bông điên điển xào tép, cá lóc nướng trui là…“hết sẩy”.

“Khi có nước mắm cá linh đồng trên bàn ăn, món ăn sẽ trở nên ngon hơn. Do đó, dù đi đâu, làm gì, chén nước mắm cá linh đồng cũng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Người dân đã “ghiền” hương vị độc đáo của loại nước mắm đặc sản này” – ông Bùi Thái Hoàng – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu chia sẻ.

Cũng theo ông Hoàng, nếu so với nước mắm được sản xuất từ cá cơm thì loại này ngon, có độ đạm cao hơn nếu được sản xuất đúng theo quy trình truyền thống. Tuy nhiên, do lượng cá linh phụ thuộc vào mùa lũ lớn hay nhỏ, sản lượng không ổn định theo từng năm nên rất khó để xây dựng thương hiệu cũng như phát triển làng nghề này trong thời gian tới. 

Nước mắm cá linh có 3 loại: Loại nhất, loại nhì và nước mắm loại ba (dùng kho thịt, cá). Trong đó, loại nhất có giá 30.000 đồng/lít, loại nhì 17.000 đồng/lít và loại ba là 10.000 đồng/lít. 

Báo Dân Việt, 05/02/2017
Đăng ngày 05/02/2017
Huỳnh Xây
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 08:17 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 08:17 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 08:17 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 08:17 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 08:17 19/11/2024
Some text some message..