Đằng sau kỹ nghệ săn mồi của bạch tuộc

Nghiên cứu cho thấy tám xúc tu của bạch tuộc không di chuyển một cách ngẫu nhiên khi săn mồi. Với mỗi con mồi, chúng sẽ có một chiến thuật riêng.

Bạch tuộc hai đốm
Bạch tuộc hai đốm California. Ảnh: eurekalert.org

Các nhà khoa học thả một con cua vào bể. Con bạch tuộc cố gắng chồm mình về phía con cua, trông không giống một cỗ máy săn mồi tinh vi, mà có phần giống một đứa trẻ mới biết đi lẫm chẫm vừa phát hiện ra chiếc bánh quy ngon lành. Kế đó, con bạch tuộc vươn hàng loạt xúc tu, trùm phủ lấy con mồi có càng.

Cách săn mồi trên thoạt trông có vẻ lộn xộn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, từng bước tấn công đều có thứ tự rõ ràng. Các nhà khoa học đã quan sát cách săn mồi của bạch tuộc và phát hiện sinh vật này hầu như luôn sử dụng xúc tu thứ hai tính từ giữa thân để tóm lấy con mồi và khi cần hỗ trợ, chúng dùng xúc tu gần nhất với xúc tu trên.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bạch tuộc dùng những chiến thuật khác nhau để săn các con mồi khác nhau: Chúng di chuyển và bắt cua bằng chiến thuật "nhảy dù"; còn với tôm - vốn nhanh nhẹn và nhạy cảm với các chuyển động, chúng sẽ vươn các xúc tu một cách rón rén.

Bạch tuộc săn mồiBạch tuộc dùng những chiến thuật khác nhau để săn con mồi. Ảnh: scx2.b-cdn.net

“Chúng lang thang quanh rạn san hô và suy đoán bằng cách thò xúc tu vào lỗ”, Trevor Wardill, giáo sư sinh thái học tại Đại học Minnesota, người nghiên cứu về tầm nhìn của bạch tuộc và các loài động vật chân đầu khác, cho biết. Ông đồng thời cũng là tác giả của nghiên cứu mới. (Động vật chân đầu là một lớp động vật thân mềm gồm mực ống, bạch tuộc, mực nang và ốc anh vũ. Lớp này bao gồm phần lớn các động vật sống dưới biển với đặc trưng là cơ thể đối xứng, phần đầu nổi bật và có nhiều xúc tu được phát triển từ chân của các động vật thân mềm nguyên thủy).

Song đôi khi bạch tuộc cũng nhìn thấy một con mồi ngon lành, chúng lao đến và vồ lấy nó. Chứng kiến điều này, Tiến sĩ Wardill và Flavie Bidel, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của ông, đã tò mò về cơ chế đằng sau cách thức săn mồi này. Vì vậy, họ cài một máy ảnh tốc độ cao xung quanh bể bạch tuộc, thả cua và tôm sống xuống để xem bạch tuộc sẽ làm gì.

Nếu một con tôm cảm nhận được có chuyển động trong vùng nước quanh nó, nó sẽ búng đuôi và phóng ra xa. Trong video, những con bạch tuộc vươn một xúc tu về phía trước, vẫy nhẹ nhàng, trước khi quấn chặt quanh râu của con tôm và lao vào để giết. TS. Wardill suy đoán rằng chuyển động như làn sóng này có thể là cách để lừa cảm biến của tôm: Tôm sẽ tưởng rằng có rong biển nhấp nhô gần đó, điều này giúp che giấu sự hiện diện của bạch tuộc.

Bạch tuộc săn tômThủ thuật săn tôm của bạch tuộc đầy điêu luyện. Ảnh: khoahocvaphattrien.vn

Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc bạch tuộc có xu hướng sử dụng xúc tu thứ hai tính từ giữa cơ thể của chúng, ở phía đối diện với con mồi, để bắt đầu một cuộc tấn công. “Tôi nghĩ trong não của bạch tuộc có một hệ thống phân cấp" nhằm kiểm soát thứ tự cử động của các xúc tu, TS. Wardill dự đoán.

Các xúc tu của bạch tuộc “cực kỳ linh hoạt", ông nói thêm, chúng có khả năng sắp xếp các bước chuyển động một cách đa dạng, tưởng chừng như ngẫu nhiên. Nghiên cứu cho thấy mỗi xúc tu đóng một vai trò cụ thể trong quá trình săn mồi. Song chúng chuyển động quá nhanh và xoáy nước đã che khuất từng bước chuyển của chúng, khiến mắt thường không thể nhận biết nếu không theo dõi lại bằng camera tốc độ cao.

Để hiểu những gì đang xảy ra trong não và các xúc tu của bạch tuộc, nhóm nghiên cứu dự định sẽ theo dõi hệ thần kinh của con vật khi nó bắt đầu săn mồi. Bộ não có sắp xếp các xúc tu theo từng nhóm cụ thể hoặc theo một thứ tự nhất định không? Bạch tuộc có phản ứng khác nhau theo từng mức độ ánh sáng không?

Báo Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 03/10/2022
Hà Trang
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 06:12 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 06:12 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 06:12 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 06:12 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 06:12 13/05/2024