Đặt cược vào tôm

Gia tăng giá trị cho con tôm để tạo lực đẩy mới cho lĩnh vực xuất khẩu tôm vươn tới con số 10 tỉ USD.

Đặt cược vào tôm
Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao 315 hecta mới đưa vào hoạt động. Ảnh: Báo Dân Trí

Gia tăng biên lợi nhuận cho tôm

Để chạm tới con số 10 tỉ USD, ngành tôm Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều thay đổi. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là thủ phủ của ngành tôm. Tại đây, các hoạt động từ sản xuất tôm giống, nguồn thức ăn, nuôi trồng, ngành chế biến tôm sẽ được quy hoạch, liên kết tạo thành chuỗi khép kín. Mỗi hoạt động sẽ ứng dụng khoa học, công nghệ và tự động hóa để đạt tới chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Cụ thể hơn, Chính phủ đã quyết định thành lập “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” rộng hơn 400 ha. Tại khu này, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, cho biết, tỉnh đã giao cho Tập đoàn Việt Úc 315ha, còn hơn 100ha thì giao cho 6 doanh nghiệp lớn khác vào đầu tư, trình diễn các mô hình mới về sản xuất tôm.

Thực tế, ở Bạc Liêu, bên cạnh Việt Úc còn có sự góp mặt  đáng chú ý của các doanh nghiệp như Trúc Anh, Hải Nguyên. Mô hình nuôi tôm của Trúc Anh là siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ biofloc. Còn Hải Nguyên từ nhiều năm trước đã nuôi tôm trong nhà kính. Những mô hình nuôi tôm này có thể nuôi 2-3 vụ/năm, cho năng suất cao (120-300 tấn/ha, với mật độ thả  tôm gấp 4-5 lần bình thường), hạn chế dịch bệnh, kiểm soát được chất lượng, giảm thiểu rủi ro.

Về phía tỉnh Cà Mau cũng được quy hoạch thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng . Trong đó, vùng nuôi tôm theo công nghệ cao dự kiến chiếm khoảng 800-1.000ha. Tập đoàn Minh Phú hiện là đơn vị đứng đầu ngành tôm ở Minh Phú, cũng là dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm. Trong chuyển biến mới, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Minh Phú từng kỳ vọng Tập đoàn có thể đạt doanh thu xuất khẩu tôm 2 tỉ USD vào năm 2025.

Trước mắt, theo báo cáo từ Công ty, 11 tháng đầu năm 2017, Minh Phú đã ghi nhận doanh thu xuất khẩu đạt trên 627,5 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Như vậy, chặng đường cho 8 năm tới của Minh Phú là phải đạt con số gấp ba lần hiện tại.

Để đạt tới mục tiêu này, ông Lê Văn Quang cho biết, Minh Phú sẽ thay đổi tư duy trong nuôi tôm, xây dựng thương hiệu, công nghệ, chú trọng thành lập các doanh nghiệp xã hội ở các hình thức nuôi...  Minh Phú cũng sẽ chuyên sâu theo hướng khép kín quy trình, từ con giống, thức ăn, chuỗi cung ứng, chế biến và xuất khẩu tôm. Không riêng Minh Phú, Việt Úc cũng quyết dấn bước sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành tôm.

Trước nay, Việt Úc được biết đến như Tập đoàn dẫn đầu về tôm giống Việt Nam, chiếm 25% thị phần cả nước. Ngoài ra, Việt Úc cũng kinh doanh thức ăn cho tôm.

Tuy nhiên, những thử nghiệm về nuôi tôm thương phẩm đã cho lãnh đạo Tập đoàn Việt Úc nhìn nhận mới. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu tôm, có đủ điều kiện khí hậu, sông nước thuận lợi cho nuôi tôm. Tôm lại là mặt hàng được ưa thích trên thế giới và cho giá trị rất cao. Giá bán 1 con tôm còn cao giá hơn 1 một tạ lúa.

Theo ông Đặng Quốc Tuấn, nếu làm tốt, làm đúng, giá trị con tôm sẽ còn tăng và giới đầu tư có thể đạt tới biên lợi nhuận 70%. Không chỉ thế, nếu đầu tư theo mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhà đầu tư có thể đạt tỉ lệ thành công lên đến 70-75%. Đây là tỉ lệ thành công cao gấp 2-3 lần so với cách nuôi thông thường.

Hướng đi này còn đặc biệt quan trọng trong thời điểm ngành thủy sản của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu về tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng thức ăn nuôi thủy sản có nguồn gốc động vật và chống đánh bắt bắt cá trái phép... Đáng lưu ý là việc Liên minh châu Âu (EU) “rút thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác vào quý III/2017.

Tôm cũng là mặt hàng có dư địa thị trường lớn. Mười năm qua, dù ngành tôm Việt Nam chưa chú trọng vào công nghệ cao nhưng giá trị con tôm xuất đi cũng đã tăng gần 3 lần. Nếu tôm được tổ chức, quy hoạch bài bản, ông Đặng Quốc Tuấn tin tưởng, con tôm Việt Nam sẽ còn phát triển lớn mạnh. Trên cơ sở nhìn nhận tiềm năng thị trường, mới đây, mới đây Việt Úc đã đưa vào hoạt động  Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao ở Bạc Liêu, trên diện tích 315ha  được giao. Ở đây,Việt Úc dự kiến không chỉ sản xuất giống, lập các trại nuôi tôm thâm canh mà còn xây nhà máy chế biến thức ăn, chế biến tôm xuất khẩu.

Rào cản công nghệ

Như vậy, so với Minh Phú, Việt Úc đã có sự đầu tư tập trung, tự chủ, tham gia khép kín chuỗi giá trị ngay từ đầu.Theo ông Đặng Quốc Tuấn, đây là cách để Việt Úc kiểm soát chất lượng ở mức cao nhất. Dự kiến toàn bộ vùng nuôi của Việt Úc sẽ là thâm canh công nghệ cao, nuôi trong nhà kính.

Cách thức này đỏi hỏi vốn đầu tư rất cao. Việt Úc ước chi khoảng 1000 tỉ đồng cho hoạt động đầu tư vào tôm. Trong đó, riêng đầu tư trại nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém. Theo tính toán từ phía Việt Úc, mỗi hecta nuôi tôm nhà kính ước cần vốn đầu tư khoảng 6-7 tỉ đồng.  Ông Đặng Quốc Tuấn xác nhận, vốn đầu tư sẽ đều bằng nguồn tự có. Nguồn lực tài chính mạnh, quỹ đất lớn là những tiêu chí không dễ đạt tới cho một đơn vị muốn dấn bước sâu vào ngành tôm.

Ngoài ra, tôm cũng là loài dễ bị dịch bệnh. Theo những người trong ngành, chỉ cần xử lý nước không đúng, cho ăn không đúng, con tôm cũng dễ mắc bệnh. Hay việc đầu tư khung nhà kính, nếu không để ý, dàn khung dễ bị ăn mòn và sinh ra hóa chất có hại cho tôm.

Rõ ràng, nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi đầu tư đồng bộ. Ngay ở giai đoạn thử nghiệm, Việt Úc đã phải mất nhiều thời gian mới chọn được hệ thống nhà kính của Israel,các kỹ thuật, công nghệ nuôi tôm từ Úc, kỹ thuật xử lý nước của Đức, Mỹ, thức ăn Novaq... Với các đầu tư kỹ lưỡng, Việt Úc kỳ vọng có thể kiểm soát chất lượng và các rủi trong ngành tôm. Mục tiêu đến năm 2019-2020, Tập đoàn này có thể đạt 600.000-700.000 tấn tôm thương phẩm, chiếm khoảng 8% sản lượng tôm xuất khẩu cả nước. Từ năm 2020, trong cơ cấu doanh thu của Việt Úc, tôm thương phẩm có thể sẽ là nguồn đóng góp chính.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Đăng ngày 31/01/2018
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:03 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:03 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 06:03 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 06:03 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 06:03 02/12/2024
Some text some message..