Dấu vết của một tác nhân chiến tranh hóa học đã được tìm thấy trong tôm đánh bắt gần đảo Maseskar của Thụy Điển nơi 28 tàu với hóa chất và vũ khí khác bị đánh chìm bởi các đồng minh sau Thế chiến II. "Nồng độ hóa chất rất thấp, không nguy hiểm cho người tiêu dùng, nhưng đây là những chất không nên có mặt trong môi trường biển." nhóm nhà khoa học nhấn mạnh.
Trong nghiên cứu đã nói rằng khu vực đánh bắt được những con tôm này là khu vực mà trong thời gian Thế chiến thứ II, 28 con tàu chứa các loại vũ khí hóa học của các nước đồng minh đã bị nhấn chìm ở độ sâu 200 m. Theo thông tin đưa ra thì các phân tích cho thấy trong những con tôm đánh bắt được có chứa chất độc Diphenylchloroarsine ở mức độ thấp không nguy hiểm đối với con người. Các chất này có khả năng rò rỉ vào trong nước từ các quả bom phân hủy trên tàu bị chìm.
Hóa chất được đặt tên là CLARK 2 (Chlor-Arsen-Kampfstoff 2) của người Đức, người đã phát minh ra nó vào năm 1918, Nó tấn công niêm mạc và phổi, gây ho, nhức đầu và ói mửa ở người. Năm ngoái, hàm lượng thấp diphenylchlorarsine (<1.3 ng/g) cũng được tìm thấy trong cá bơn và tôm hùm Na Uy gần đảo Maseskar.
Cơ quan này kêu gọi một lệnh cấm đánh bắt cá hoàn toàn trong khu vực xung quanh đảo, nằm ở eo biển Skagerrak nối Biển Bắc và Biển Baltic.Các tàu cá của Thụy Điển và nước ngoài hoạt động trong khu vực theo các thỏa thuận quốc tế.
Các nhà khoa học Thụy Điển hiện đang cảnh báo rằng dấu vết của chất độc cũng có thể có trong cá biển Baltic, nói rằng họ đang có kế hoạch mở rộng nghiên cứu của họ về vấn đề này.