Đầu năm mới ăn cá cầu may!

Trong văn hóa truyền thống của người Á Đông nói chung và Việt Nam ta nói riêng, vào đầu năm mới ăn cá và các món ăn truyền thống như nem, mâm ngũ quả, bánh trôi hay mỳ trường thọ được cho là mang lại sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.

Cá niên
Cá niên kho với bẹ môn thục

Các bậc cao niên am hiểu thuật phong thủy cho hay, trong tiếng Trung, từ "ngư" được phát âm là "yu", đồng âm với từ "dư", vì vậy ăn cá tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, may mắn trong năm tới. Chính vì vậy ăn cá sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc cho một năm làm ăn dư dả. Một số quan niệm còn cho rằng cá ăn trong ngày Tết  đầu năm mới phải nguyên con để đảm bảo một năm mới "đầu xuôi, đuôi lọt". Song, theo cách này cũng khó thực hiện mà chỉ cần ăn cho có lệ mà thôi.

Ở quê tôi, vào những ngày Tết đầu năm mới, người ta thường lùng mua các loại cá sau đây về chế biến các món ăn vừa đổi món vừa  cầu may mắn, hanh thông. Đó là các loại cá như: Cá niên, cá dềnh, cá mương, cá tràu,… Sau đây là cách chế biến các loại cá nói trên:

Cá niên: Cá niên còn gọi là cá liêng, một loại cá có thân dẹp, vảy màu trắng bạc. Cá niên sống ở khu vực sông, suối, khe có thác nước chảy xiết nên cá niên rất tinh khiết. Cá niên là loại cá ngon trong tốp đầu của mức độ ngon mà cư dân miền núi ban tặng: “Nhất niên, nhì chiên, tam chình, tứ lấu” (ngon nhất là cá niên, ngon nhì là cá chiên, ngon ba là cá chình, ngon bốn là cá chạch lấu).

Cá dềnh: Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay, thời tiết nắng ấm sau thời gian dài âm u nên cá dềnh ngược dòng Thu Bồn lên khu vực Hòn Kẽm Đá Dừng (nơi có vách đá dựng đứng, nước sâu và tĩnh lặng để đẻ trứng, bắt đầu mùa sinh sản) thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhờ vậy, người làm nghề chài vùng thượng nguồn sông Thu Bồn thả lưới trúng cá dềnh hơn so với mọi năm.

Cá dềnhCá dềnh và nguyên liệu nấu canh chua

Theo các lão ngư ở xã Quế Lâm cho hay, cái tên cá dềnh có thể là do loài cá này chuyên đẻ trứng nơi ghềnh đá nên lâu ngày từ cá ghềnh đọc trại thành cá dềnh ? Cá dềnh được dân vạn chài khai thác ở khu vực đầu nguồn sông Thu Bồn từ đầu tháng Chạp đến hết tháng Giêng. Có những năm, cá mòi ức nước, lên đây đẻ trứng, có lúc “cao hứng”, từng đàn cá chao lượn và phóng mình lên mặt nước trắng lấp lánh, tung bọt nước trắng xóa bên ghềnh.

“Năm mới, có người mùng 2 tết đã đi đánh cá dềnh bởi đầu năm thả lưới bắt được nhiều cá dềnh thì năm đó làm ăn may mắn. Cá dềnh bán tại chợ Trung Phước (H. Nông Sơn), mỗi ký có khoảng 100 nghìn đồng /kg. Trung bình mỗi đêm có người  đánh bắt được 40kg – 100kg cá dềnh. Đây là lộc của vùng sông nước ban cho những người dân vạn chài trong khu vực trong những ngày đầu xuân. Mùa cá dềnh hàng năm kéo dài từ tháng Chạp đến hết tháng Giêng.

Theo tập tục của cư dân vạn chài, đầu năm đánh bắt được nhiều cá dềnh được xem là điều may mắn cho một năm chài lưới thuận lợi, góp phần nâng cao đời sống cho những gia đình ngư dân trên sông Thu Bồn và ngày Tết, đầu năm mới ăn cá dềnh thì người ăn sẽ được hên cả năm, làm gì cũng thuận lợi, may mắn…

Từ cá dềnh có thể chế biến nhiều món như nấu cháo, kho ngọt, kho dưa cải, chiên, nướng chấm mắm..., nhưng món cháo cá dềnh  ăn nóng là tuyệt diệu. Cá dềnh làm mang, đánh vảy, bỏ vi, ruột, rửa sạch để ráo; rồi cắt lát ướp tiêu bột, ớt xanh và hành tím giã dập, cho thấm đều. Bỏ cá dềnh đã ướp vào nồi nấu lấy nước rồi vớt ra, cho 100g gạo và ít hạt sen vào nấu cháo. Khi cháo nhừ, cho cá dềnh vào, thêm gia vị. Ăn nóng với các loại rau thơm như rau quế, ngò tàu, ngò ta thì trên cả tuyệt vời.   

Cá mương: Cá mương màu trắng bạc, thoạt nhìn giống cá trích biển nhưng hơi nhỏ và lép con hơn (to hơn ngón tay người lớn), chúng thường sống thành từng đàn trong các con suối, con mương. Theo người dân quê tôi thì chỉ có cá mương được đánh bắt ở suối Khe Giành hay suối Sông Hương mới cho thịt ngọt, thơm và dai.

Cá mươngCá mương kho lá nghệ

Cá mương đánh bắt hay mua về có thể bỏ đầu, mang, ruột, đánh vảy, rửa sạch, để ráo. Cũng giống như nhiều loại cá suối khác, cá mương có vị ngọt, thịt dai nên dễ chế biến các món ngon như cá mương kho lá nghệ, cá mương chiên, cá mương nấu canh chua, cá mương nướng mộc, cá mương kho dưa cải hay dưa môn… Nhưng tôi vẫn thích nhất món chả cá mương, mì Quảng cá mương.

Cá mương có màu trắng bạc, thịt cá không ngon, nhưng lại được ưa chuộng trong buổi chợ “cầu may” vào ngày Tết, vì cư dân ven sông Thu Bồn vốn quen với nếp suy nghĩ “cá mương ăn may, cá chày ăn rủi”, nghĩa là con cá mương tượng trưng cho sự may mắn, còn con cá chày là biểu hiện của những điều rủi ro. Đầu xuân ngày Tết, cư dân vùng Nông Sơn (Quảng Nam) chế biến các món từ cá mương để đổi món và ăn để cầu may mắn, hanh thông vào năm mới.

Cá tràu: Cá tràu (tiếng gọi của miền Trung), người Bắc gọi là cá quả, người Nam gọi là cá lóc. Cá tràu khá ngon, được chế biến thành nhiều món ăn nhưng độc đáo nhất là nấu “óm”. Tuy nhiên, cá tràu sống tự nhiên ngoài hoang dã thì mới ngon vì thịt săn và có vị ngọt. Món này được các bà mẹ quê chế biến các món như nấu cháo, nấu lẩu, hấp, nướng, kho, làm nhân mì Quảng, làm bún cá tràu…rất ngon và đầy hương vị.

Cá tràuCá tràu (lóc) nấu ám (óm)

Cá tràu ngọt thịt, ai ăn cũng được, kể cả người già, người ốm hoặc thai phụ mới sinh vì thịt cá rất “hiền”. Đặc biệt cá tràu có thể chế biến đa dạng, từ món bình dân cho đến thượng hạng, món nào cũng thơm ngon, bổ dưỡng.

Do cá tràu vốn khỏe mạnh, có đặc tính lanh lợi hay luồn lách giỏi, đầu năm ăn cá tràu là mong được mạnh khỏe cả năm. Con người có sức khỏe, mới đủ mạnh để chống chọi với thiên nhiên, vừa có thể tăng gia lao động sản xuất, nuôi sống bản thân và gia đình.

Du Lịch
Đăng ngày 30/01/2023
Lê Văn Kỳ
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:54 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:54 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:54 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:54 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:54 16/02/2025
Some text some message..