ĐBSCL: Hài hòa giữa hai dòng mặn - ngọt

Hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long, mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất mặn - ngọt... giữa việc trồng lúa và loại hoa màu khác với việc nuôi thủy hải sản nước mặn.

xen canh tôm lúa
Ruộng ở xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) được chuyển sang nuôi tôm.

Vài năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những giải pháp quyết liệt ứng phó với hạn, mặn. Các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng (chủ yếu là giống lúa) chống chịu với hạn, mặn; nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới ở các tỉnh ven biển để ngăn nước mặn lấn sâu vào nội đồng… Tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiện những mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất mặn - ngọt...

Trên địa bàn huyện An Biên (Kiên Giang) hình thành 2 vùng sản xuất, gồm: vùng bờ Tây sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm (lúa - tôm) kết hợp phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ; vùng bờ Đông quy hoạch sản xuất 2 vụ lúa/năm.

Những năm gần đây, trồng lúa ở vùng bờ Đông khó khăn, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp. Giá lúa thấp, lợi nhuận ít, bấp bênh, thiếu bền vững; đồng thời giá trị kinh tế của con tôm so với lúa cao gấp nhiều lần. Vì thế, nhiều hộ nông dân tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm trong nhiều năm qua.

Cụ thể, vùng ven sông Cái Lớn của 2 xã Hưng Yên, Đông Yên hiện đã chuyển đổi sang nuôi tôm trên 2.000ha, vùng tranh chấp “tôm - lúa” Đông Thái trên 300ha. Sức hút nuôi tôm lớn hơn trồng lúa, khi những hộ nuôi tôm ven sông Cái Lớn trúng đậm mùa tôm.

Hay như xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) có 1.100ha quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ/năm. Vụ đầu, vào mùa mưa, bà con thu hoạch được vài chục giạ/công (1.000 m²). Nhưng vụ sau thường thất do nắng hạn sớm, độ mặn nước tăng cao.

Thời gian qua, nhiều nông dân sản xuất lúa 2 vụ trên địa bàn xã An Xuyên gửi đơn đến cơ quan chức năng khiếu nại một số hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm.

ruộng lúa
Anh Lâm Tùng Hiếu (ngụ An Minh, Kiên Giang) cải tạo ruộng lúa chuyển sang nuôi tôm.

Bà Châu Thị Trinh (ấp Tân Thời) cho biết: “Một số người phá đập, cho nước mặn từ kênh ông Đại vào ruộng lúa để nuôi tôm, khiến ruộng xung quanh bị nhiễm mặn, sao lúa sống được”. Đi dọc theo các tuyến đường từ TP Cà Mau về huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời… dễ dàng bắt gặp những vuông nuôi tôm - trồng lúa “quá giới hạn” so với qui hoạch vùng ngọt hóa…

Còn Huyện Cù Lao Dung - huyện có thế mạnh là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Sóc Trăng với trên 8.000 ha. Trước đây, cây mía từng đồng hành với người nông dân đất cù lao này hàng chục năm qua. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, giá mía xuống thấp, chi phí sản xuất cao, vật tư nông nghiệp cứ tăng liên tục khiến nông dân trồng mía không còn lãi như trước. Vì vậy, nhiều bà con đã phá mía chuyển sang nuôi tôm.

Những hộ không có vốn thì cho thuê ruộng trồng mía để những hộ có điều kiện đào ao nuôi tôm với giá cho thuê trên 50 triệu đồng/ha/năm. Theo bà con, cho thuê như thế vừa khỏe, vừa có thu nhập cao hơn trồng mía (?!).

Vài năm gần đây, ĐBSCL đã có những giải pháp quyết liệt để đối phó, thích ứng với hạn - mặn. Các nhà khoa học tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng (chủ yếu là lúa) chống chịu được với mặn.

Nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới ở các tỉnh ven biển để ngăn dòng nước mặn lấn sâu vào nội đồng. Các nghiên cứu, công trình thủy lợi này phần nào đã giúp nông dân giảm thiệt hại. Tuy nhiên, cần nhìn nhận những mâu thuẫn vẫn đang đan xen giữa các vùng sản xuất.

Tình trạng này xảy ra không phải cá biệt ở Kiên Giang, Cà Mau: Khi người nuôi tôm (nước mặn) và trồng lúa (nước ngọt) có ruộng kề nhau đang gây ra những thiệt hại nặng, dẫn đến những xung đột gay gắt.

Đây là những xung đột mà chính quyền chỉ có thể can thiệp bằng quy hoạch sản xuất cụ thể. Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã có cách giải quyết hợp lý đối với những hộ dân sản xuất ngoài vùng đê bao ngăn mặn.

Cụ thể, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, là nơi chịu mặn xâm nhập từ hai hướng Biển Tây và Biển Đông. Nhiều nông dân khá thành công khi thả tôm nuôi mùa nước mặn xâm nhập. Tỉnh huy động các nhà khoa học, ngành nông nghiệp liên tục họp dân tìm mô hình sản xuất thích nghi với BĐKH. Qua đó, người dân thống nhất chuyển từ sản xuất thuần lúa sang mô hình lúa - tôm.

Theo tính toán của bà con đang áp dụng mô hình, chi phí đầu tư tôm - lúa từ 18-20 triệu đồng/ha, sản lượng thu hoạch từ 300-350 kg/ha, giá bán trung bình từ 160.000-180.000 đồng/kg, doanh thu đạt 48-63 triệu đồng/ha.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, đối với các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tôm - lúa cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi tôm, trồng lúa theo từng vùng, tiểu vùng trên cơ sở quy hoạch chung. Chủ động kiểm soát, quản lý nguồn nước, nồng độ mặn và chất lượng nước theo yêu cầu sản xuất tôm - lúa.

Đối với nông dân vùng sản xuất tôm - lúa, cần trang bị những kiến thức, thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống bằng phương pháp sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất tôm, lúa.

Giữ tính bền vững liên hoàn của mô hình sản xuất tôm - lúa, không chạy theo lợi nhuận con tôm khi có giá cao trên thị trường, mà phá vỡ mô hình làm phát sinh nhiều hệ lụy bất lợi.
 

CAO
Đăng ngày 14/03/2017
Đức Văn
Nuôi trồng

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 23:19 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 23:19 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 23:19 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 23:19 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 23:19 28/03/2024