Đen đầu, đen mình trên cá trắm cỏ

Đen đầu, đen mình tuột vảy trên cá trắm cỏ có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ đen mình. Ảnh: Trần Gia

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, mở rộng nhanh nhất và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc tăng cường các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện đang là xu hướng toàn cầu, tối đa hóa sản lượng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho dân số ngày càng tăng, điều này thường đi kèm với việc tạo ra căng thẳng cũng như nhiều áp lực lên môi trường, bất lợi cho cá dẫn đến ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng sinh lý và tăng tính nhạy cảm của cá với các mầm bệnh khác nhau.

Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là một loài cá nước ngọt được nuôi chủ yếu trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Nhờ vào chất lượng thịt thơm ngon, khả năng sinh trưởng tốt và khả năng thích nghi rộng, cá trắm cỏ đã được đưa sang các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi cá trắm cỏ, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao điển hình là do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh đen mình (đen đầu, đen thân, tuột vảy trên cá trắm cỏ).

Một số biểu hiện như bị đen đầu, đen mình, nổi lờ đờ trên mặt nước sau vài hôm thì mới chết thường xuất hiện ở cá trắm cỏ là chủ yếu. Đầu tiên, có thể quan sát được rằng sắc tố da cá đã bị thay đổi, điều này có thể là do sự xuất hiện của một hoặc cả hai mầm bệnh: Vi khuẩn Aeromonas spp. và virus Reovirus (GCRV) gây ra. Thêm vào đó, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngoài việc quan sát các dấu hiệu bệnh lí bên ngoài như xuất huyết, đốm đỏ, lở loét, bong vảy, đỏ vây thì vẫn cần quan sát thêm biểu hiện của các cơ quan nội tạng như gan và ruột. Ở cá, hàng rào miễn dịch đường ruột và gan liên kết chặt chẽ với nhau thông qua hệ tuần hoàn, bảo vệ chống lại nhiễm trùng và đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Trong đó, nếu gan không có dấu hiệu sưng hay hoại tử, chỉ có tụ huyết thì nguyên nhân được cho là do vi rút. Nếu gan có dấu hiệu hoại tử thì ngược lại nguyên nhân được cho là do vi khuẩn. 

Trong số các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh, Aeromonas hydrophila là một loại trực khuẩn gram âm phân bố rộng rãi trong ruột cá và môi trường nước được xem là mầm bệnh cơ hội điển hình thường xâm nhập vào cá trắm cỏ qua mang và da. Bệnh được đặc trưng bởi sưng tấy mô, loét da, hoại tử, nhiễm trùng, xuất huyết, thối vây và đuôi ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Reovirus (GCRV) có thể được lây truyền theo chiều ngang từ cá bị bệnh hoặc cá mang mầm bệnh khỏe mạnh thông qua môi trường nước với khả năng lây lan rộng gây ra tỷ lệ chết cao lên đến hơn 80%, đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi cá trắm cỏ. Reovirus (GCRV)  là một thành viên của chi Aquareovirus trong họ Reoviridae có dạng hình cầu đường kính 65–72 nm, không có vỏ bao, được chia thành ba kiểu gen I, II và III. Hiện nay, Reovirus II là kiểu gen gây dịch bệnh chính và chiếm đến 96% trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh. 

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhiễm trùng này là xuất huyết các cơ quan có dạng đốm hoặc dạng mảng, kết hợp với các dấu hiệu như sạm đen toàn thân, xuất huyết khoang miệng, gốc vây và nắp mang, mang xuất huyết hoặc nhợt nhạt. Xuất huyết nội tạng có thể xuất hiện khắp cơ, gan, lá lách, thận và ruột. Đối tượng nhạy cảm đối với mầm bệnh này là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus). Một số loài khác chẳng hạn như cá mè hoa (Aristichthysnobilis), cá mè trắng Hoa Nam (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus) và cá chép (Cyprinus carpio) có thể mang vi rút, nhưng không có dấu hiệu bệnh lí lâm sàng và gây ra tỷ lệ chết hoặc nói cách khác đây là những loài cá khỏe mạnh có thể mang mầm bệnh. 

Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ đã được nghiên cứu hơn 60 năm, kèm với đó là 30 năm nghiên cứu vắc xin. Tuy nhiên, vì Reovirus là một vi rút RNA phân đoạn, tương đối phức tạp do vi rút thường xuyên đột biến nên việc phòng ngừa và kiểm soát vẫn là vấn đề khó khăn trong ngành chăn nuôi cá trắm cỏ. Các nghiên cứu trước đây về vắc xin phòng ngừa để chống lại Reovirus I đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên, trong thập kỷ gần đây, Reovirus II có sự khác biệt đáng kể từ các kiểu gen khác nhau gây ra, vắc-xin hiện nay được điều chế chống lại kiểu gen I có khả năng bảo vệ yếu hoặc không có hiệu quả phòng và chống lại sự lây nhiễm của chủng II, do đó việc phát triển một loại vắc-xin tiềm năng chống lại Reovirus II là điều cần thiết. 

Nhìn chung, cần phải tìm hiểu rõ về sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột và các yếu tố miễn dịch sau khi cá trắm cỏ bị nhiễm bệnh, phản ứng miễn dịch bẩm sinh ở cá trắm cỏ từ đó đưa ra những phương hướng phù hợp trong  phòng và trị bệnh hiệu quả.

Đăng ngày 02/08/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:51 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:51 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 06:51 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 06:51 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 06:51 02/12/2024
Some text some message..