Điểm mặt những loài rùa không giống ai nhất (1)

Rùa phủ gai, rùa đội mũ bảo hiểm xứ Châu Phi, rùa bức xạ, rùa cựa… là những loài rùa có ngoại hình quái đản, ấn tượng nhất.

rùa mai mềm

Rùa mai mềm phủ gai (Apalone spinifera) là một trong những loài rùa nước ngọt lớn nhất, được tìm thấy ở Bắc Mỹ, con cái có thể phát triển chiều dài mai lên đến 45cm. Loài này sống rất thọ, có thể sống đến hơn 50 tuổi, chúng chỉ giao phối khi 8-10 tuổi. Những xương nhọn chìa ra phía trước mai của loài này khiến chúng khá giống một loài khủng long cổ đại.

Pelomedusa subrufa

Rùa đội mũ bảo hiểm xứ châu Phi (Pelomedusa subrufa) có khuôn mặt hài hước, lúc nào cũng giống như đang cười toe toét. Nhưng đừng để nụ cười ngốc nghếch đánh lừa, loài này ăn tạp và sẽ ăn bất cứ thứ gì. Chúng nhìn dễ thương, nhưng lại là sát thủ máu lạnh.

Chelus fimbriatus

Rùa lá Mata mata (Chelus fimbriatus) là một trong những loài cổ đại còn lại trên Trái đất. Loài rùa này có hình dạng vô cùng ấn tượng và độc đáo, là bậc thầy ngụy trang ngay từ khi mới sinh ra. Khi nhỏ nó trông như một chiếc lá khô, khi lớn lên trông chúng lại như một tảng đá hay khúc gỗ vô tri, bất động.

rùa cổ ngắn

Rùa cổ ngắn bụng đỏ (Emydura subglobosa) là loài rùa khá đáng yêu, thường được nuôi làm vật nuôi. Nó có bụng màu đỏ tươi khi còn nhỏ, sau đó màu đỏ mất dần sang màu cam hoặc màu vàng khi lớn lên. Loài này phát triển dài khoảng 25cm.

Chelodina mccordi

Rùa cổ rắn đảo Roti (Chelodina mccordi) gây ấn tượng với chiếc cổ dài đặc biệt. Mai loài rùa này có thể dài từ 17-22cm và cổ của nó có thể dài tương tự. Loài này đang suy giảm nghiêm trọng trong quần thể hoang dã.

rùa bức xạ

Rùa bức xạ (Astrochelys radiata) có nguồn gốc từ Madagascar, là một loài rùa xinh đẹp đang cực kỳ nguy cấp do mất môi trường sống, săn bắn. Loài này phát triển chiều dài đến khoảng 40cm, và có thể nặng khoảng 15 kg. Có lớp mai vô cùng ấn tượng.

Dermochelys coriacea

Rùa biển Leatherback (Dermochelys coriacea) có thể lặn sâu nhất, và đi xa nhất. Nó có thể chiến đấu lại và đuổi đi các động vật ăn thịt như cá mập. Không giống như các loài rùa biển khác, nó không có mai, thay vào đó nó được bao phủ bởi lớp da thịt nhờn.

Pelochelys cantorii

Rùa mai mềm khổng lồ của Cantor (Pelochelys cantorii) có thể phát triển chiều dài đến 1.8m, nó có một cái đầu rất to, với đôi mắt đặt gần mõm. Phần lớn thời gian của nó là nằm vùi trong cát hoặc bùn, nằm bất động chờ đợi con mồi mà nó phục kích. Nó chỉ xuất hiện trên bề mặt hai lần một ngày để thở.

rùa cựa châu phi

Rùa cựa Châu Phi (Geochelone sulcata) có những chiếc cựa ấn tượng ở chân trước của nó. Đây là loài rùa lớn thứ ba trên thế giới, và là loài rùa đất liền lớn nhất. Nó có thể phát triển chiều dài đến 1m, sống từ 50-150 tuổi.

rùa nhăn nheo

Rùa nhăn nheo Ấn Độ (Lissemys punctata) được biết đến với nhiều nếp gấp da bao ở chân tay khi nó rút lui vào vỏ. Như là một động vật ăn tạp, loài rùa này ăn bất cứ thứ gì từ ếch tới cá và hoa, trái cây. Loài này thích sống ở suối và ao hồ, nhưng có thể chịu được sự khô hạn bằng cách đào hang và đi đến hố nước khác.

Theo MNN/Kiến thức, 05/05/2014
Đăng ngày 06/05/2014
Lưu Thoa
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 20:52 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 20:52 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 20:52 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 20:52 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 20:52 16/02/2025
Some text some message..