Điện Biên: Cảnh báo tác hại tình trạng kích điện bắt cá

ĐBP - Dọc theo lưu vực sông Mã, đoạn qua địa bàn huyện Điện Biên Đông không khó bắt gặp hình ảnh người dân sử dụng kích điện bắt cá. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng sinh thái trong khi người đánh bắt có thể gặp rủi ro vì điện giật, ảnh hưởng đến tính mạng.

Bắt cá
Người dân đang kích điện bắt cá. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ

Đi từ chân Thủy điện Sông Mã 3 thuộc xã Phì Nhừ và Mường Luân, rất dễ dàng bắt gặp các nhóm 2 đến 3 người dùng kích điện đánh bắt cá. Thông thường, khi sử dụng kích điện thì trong bán kính hơn 1m tất cả các sinh vật dưới nước từ cá, cua, lươn, các sinh vật phù du,... đều bị điện giật sốc hoặc chết nổi lên mặt nước. Sau khi bị sốc, chết, các loại sinh vật đều bị bắt, thậm chí cả trứng của các loài sinh vật dưới nước cũng bị hỏng. Đây là cách đánh bắt tận diệt, khiến nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. 

Anh Lò Văn Nam, bảo vệ tại Thủy điện Sông Mã 3 cho biết: Mỗi ngày dưới chân thủy điện có mấy tốp đi đi lại lại thay nhau kích cá. Không biết người dân bản nào; mỗi tốp thường từ 2 - 3 người, 1 người sử dụng máy kích điện, người còn lại thì dùng lưới vớt cá. Sau kích điện, cá to bé gì đều nổi lên và họ vớt hết. Trước đây cá sông Mã nhiều, quăng chài, câu cá được nhiều lắm mà giờ như vùng nước “chết”, ngồi câu cả ngày may mắn cũng chỉ được một vài con bé. 

Chị Lò Thị Dung, người dân tại xã Mường Luân chia sẻ: Đang là thời điểm mùa khô, nước rút nên nhiều người đi đánh bắt cá. Ngoài các phương pháp truyền thống, còn xuất hiện nhiều nhóm người sử dụng kích điện để bắt cá. Kích điện bắt cá coi như là tận diệt, cá nhỏ cũng chết, càng ngày sông Mã càng ít cá. 

Bên cạnh mối nguy tận diệt thủy sinh, phá vỡ môi trường sinh thái; việc đánh bắt cá bằng kích điện còn rất nguy hiểm đối với người đánh bắt nếu máy kích gặp trục trặc dẫn đến rò điện; hoặc người và máy cùng ngã xuống nước… Thực tế, đã có nhiều vụ việc người đi kích cá bị tử vong do điện giật. 

Ông Lò Văn Mai, Chủ tịch UBND xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), cho biết: Xã đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến đến từng hộ dân trong xã về việc vi phạm pháp luật khi sử dụng kích điện để khai thác cá, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt khai thác vẫn giữ gìn được môi trường sống, sự phát triển đa dạng của các loài thủy sản dưới nước. Đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát việc đánh bắt cá bằng kích điện để xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Thủy sản năm 2017 quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản. Cụ thể tại khoản 7, điều 7, Luật Thủy sản năm 2017 quy định: ’’cấm các hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất nổ, xung điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản’’.  Căn cứ Điều 28 nghị định số 42/2019/NĐ-CP xử phạt trong lĩnh vực thủy sản thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản với trường hợp không sử dụng tàu cá.

Có thể thấy, mối nguy hại đối với các loài thủy sinh và vi phạm pháp luật trong việc khai thác thủy sản bằng phương pháp kích điện, vì vậy đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về tác hại của việc đánh bắt thủy sản bằng kích điện, xung điện. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Báo Điện Biên Phủ
Đăng ngày 16/09/2022
Trần Dũng
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 21:04 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 21:04 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 21:04 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 21:04 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:04 22/01/2025
Some text some message..