Diện tích nuôi tôm Quảng Nam sẽ bị thu hẹp 698ha

Quảng Nam đang sắp xếp lại nuôi thủy sản ở vùng đông giai đoạn 2019 - 2030 để phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Diện tích nuôi tôm Quảng Nam sẽ bị thu hẹp 698ha
Nuôi tôm Quảng Nam

Giảm 698ha

Theo Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 12.8.2016 của UBND tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 2.988ha (vùng triều 2.712ha, nuôi tôm trên cát 186ha). Tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh hiện nay là 2.998ha, tuy nhiên, do chồng lấn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên sẽ bị thu hẹp 698ha (167,7ha nuôi tôm lót bạt trên cát, 530,3ha nuôi tôm ở vùng triều). Huyện Núi Thành sẽ phải loại khỏi quy hoạch 570ha (vùng triều 501ha và 69ha nuôi tôm trên cát). Nguyên nhân là vì ảnh hưởng của đường 129 ven biển, xây dựng đô thị Tam Anh Bắc, xây dựng khu dân cư xã Tam Anh Nam, xây dựng khu phi thuế quan, khu đô thị ở xã Tam Quang và quy hoạch xây dựng cảng cá ở xã Tam Hòa. Do ảnh hưởng bởi các dự án Tuiblue, xây dựng đô thị, dự án du lịch ven biển, huyện Thăng Bình sẽ phải thu hẹp 115,7ha (17ha ở vùng triều và 98,7ha nuôi tôm trên cát). TP.Tam Kỳ, ngoài việc sẽ phải loại bỏ 24ha nuôi tôm ở phường Hòa Hương và An Phú để xây dựng đô thị. Ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ còn đề xuất UBND tỉnh đưa thêm 244ha diện tích đang nuôi tôm ở các xã Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh ra khỏi quy hoạch để phát triển du lịch.

Về Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) có quy mô 20,67ha vẫn được giữ nguyên, đảm bảo cung cấp giống thủy sản tại chỗ cho sản xuất của nông hộ trên địa bàn tỉnh. Đối với nuôi cá trong lồng bè ở các lưu vực sông, vẫn giữ nguyên quy mô 1.000 lồng từ nay cho đến năm 2030. “Các nông hộ nên đặt lồng bè nuôi cá ở các khu vực có dòng chảy, độ sâu phù hợp, không cản trở giao thông đường thủy, không cản trở dòng chảy thoát lũ cũng như việc ra - vào của tàu thuyền. Các đối tượng được khuyến khích nuôi là cá bớp, cá dìa, cá hồng, cá chang, cá chim vây vàng vì có giá trị kinh tế cao” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam nói.

Quản lý chặt

Bà Lê Thị Tuyết Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường cho rằng, dù có nhiều quy định nhưng nuôi thủy sản tự phát, thiếu kiểm soát đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngầm bị suy thoái. Bởi vậy, để tổ chức sản xuất tốt hơn, nông hộ bắt buộc phải có cam kết bảo vệ môi trường; các ngành chức năng của tỉnh, địa phương cần phối hợp chặt chẽ kiểm tra, xử lý mạnh tay. Đối với diện tích nuôi thủy sản lớn, bắt buộc người nuôi, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, đảm bảo không bức hại sinh thái. “Đề nghị các địa phương rà soát lại quỹ đất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ở các khu vực quy hoạch nuôi thủy sản từ nay đến năm 2030 để nông hộ yên tâm đầu tư hạ tầng kiên cố, nâng cấp ao nuôi, sản xuất hiệu quả, bền vững” - bà Hạnh nói.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, sẽ phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức tập huấn, tuyên truyền Luật Thủy sản và các cơ chế khuyến khích của tỉnh để người dân được biết, tiếp cận. “Huyện đề xuất UBND tỉnh nên để cho các nông hộ vẫn nuôi thủy sản tại các khu vực không nằm trong quy hoạch nuôi thủy sản giai đoạn 2019 - 2030 cho đến khi triển khai dự án thì bắt buộc dừng. Trong quá trình nuôi thủy sản, nông hộ bức hại môi trường thì địa phương sẽ chấm dứt sản xuất” - ông Thịnh nói. Còn ông Lê Đình Tường - Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An nêu ý kiến: “Việc cấp phép nuôi cá trong lồng bè thuộc về cấp tỉnh nên ủy quyền cho cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện để dễ quản lý. Việc này vừa thuận tiện cho địa phương vừa giúp nông hộ sản xuất thuận lợi hơn”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đồng ý với đề xuất của huyện Núi Thành, tuy nhiên yêu cầu các địa phương ven biển không được gia hạn cho người dân thuê đất nuôi tôm trên cát; ngành điện lực không được ký kết hợp đồng cung cấp điện mới tại các vùng không còn nằm trong quy hoạch nuôi thủy sản đến năm 2030. “Ngành thủy sản phải kiểm tra, kiểm soát tất cả yếu tố nuôi thủy sản từ thủy lợi, tác hại môi trường, con giống cho đến quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản, kiểm soát dịch bệnh để vừa đảm bảo theo quy định vừa giúp nông hộ sản xuất hiệu quả. Thủy lợi phải được tính toán đa mục tiêu, nguồn nước ngọt riêng và có phương án cung cấp nước mặn từ biển cho phù hợp. Công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp về tích tụ, tập trung ruộng đất nuôi thủy sản hàng hóa lớn cũng như đầu tư hạ tầng phải được chú trọng hơn” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói.

Nuôi thủy sản giai đoạn 2019 - 2030 sẽ gồm 4 hình thức: nuôi tôm trên cát; nuôi thủy sản (tôm, cua, cá) ở các ao đất hoặc diện tích lót bạt thuộc vùng triều ven sông; nuôi cá trong lồng bè trên sông; sản xuất giống thủy sản.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 22/11/2018
Việt Nguyễn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:01 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:01 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:01 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:01 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:01 19/04/2024