Điều chế dược phẩm từ độc tố

Ngày càng có nhiều độc tố được dùng làm tiền chất để điều chế các loại thuốc có khả năng cứu sống con người. Thuốc aspirin được điều chế từ độc tố salicin, thuốc phiện dùng để sản xuất thuốc giảm đau morphin, nọc độc của rắn dùng để điều chế thuốc đông máu…

dược phẩm từ nọc rắn

Khoảng một nửa số thuốc hiện có có nguồn gốc từ động và thực vật, và các nhà khoa học dự đoán rằng còn hàng ngàn loại thuốc vẫn chưa được phát hiện. Những loại thuốc này có thể được điều chế từ những con rắn ác độc hay những loại ve hút máu. Nó có thể được sử dụng làm thuốc giảm đau cho đến thuốc điều trị ung thư.

Thuốc giảm đau từ nọc độc cá nóc

Những người đầu bếp có kinh nghiệm biết làm cách nào để cắt bỏ phần chứa chất độc tetrodotoxin gây chết người trong cá nóc, chất này phá vỡ hệ thần kinh và gây tê liệt cơ quan hô hấp và nhịp tim.

Nhưng loại độc tố trên có thể được dùng để điều chế thuốc giảm đau mãn tính, thường được dùng trong hóa trị liệu. Các nhà nghiên cứu từ trung tâm ung thư John Theurer đã phát hiện ra rằng hiệu quả giảm đau từ chất độc trên cao gấp 3.000 lần so với morphin, mặt khác nó không gây tác dụng phụ.

Da cá mập dùng để tiêu diệt vi khuẩn

Da cá mập mịn màng như cao su, nhưng đến gần nó thô như giấy nhám. Các nhà khoa học đang phát triển một thiết bị y tế mới giống như ống tiết niệu bắt chước kết cấu của da cá mập để tránh nhiễm trùng và tụ cầu vàng. Các ống thông có thể giúp giảm nhiễm trùng đường tiểu và bệnh dịch hạch.

Thuốc giảm đau từ nọc độc của rắn hổ mang chúa

Một vết cắn của rắn hổ mang chúa gây chết người trong tích tắc, nhưng nó là tiền chất rất hữu hiệu để điều chế thuốc giảm đau mãn tính dùng trong phẫu thuật. Giáo sư Manjunatha Kini từ đại học quốc gia Singapore cho biết, thuốc giảm đau điều chế từ nọc độc của hổ mang chúa có hiệu quả cao gấp 20-200 lần so với morphin.

Thuốc chống đông máu từ nọc độc của ve

Nọc độc có trong loài ve là tiền chất tuyệt vời để sản xuất thuốc chống đông máu. Giáo sư Kini đang phát triển một loại thuốc có tác dụng mạnh hơn 70 lần so với các chất làm đông máu tự nhiên sẵn có trong cơ thể người.

Thuốc chống tự miễn dịch từ hải quỳ

Hải quỳ dùng độc tố có chứa hợp chất SHK-186 để ngăn cản những kẻ săn mồi. Công ty công nghệ sinh học Seattle Kineta đang phát triển loại thuốc từ chất độc có trong hải quỳ điều trị bệnh tự miễn dịch, đó là căn bệnh mà các tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào bình thường.

Tiến sĩ Chuck Magness cho biết, loại thuốc mới này cũng được sử dụng cho quá trình trao đổi chất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh béo phì. Hiện tại thuốc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Thuốc kiểm soát mạch máu từ nọc độc của ếch

Thuốc này cũng có thể dùng đề điều trị ung thư, bệnh tiểu đường do mạch máu mất kiểm soát, chất chống gây tổn thương võng mạc và viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên sự tuyệt chủng của hàng loạt loài ếch đang đe dọa nguồn cung cấp tiền chất để điều chế các loại thuốc này.

Thuốc mau lành vết thương từ nọc độc của cóc hình chuông

Loài cóc này tiết ra mồ hôi có lẫn chất độc. Một số protein có trong mồ hôi có thể dùng để chữa lành vết thương. Các peptit trong protein giúp tăng cường sự phát triển mạch máu và nó làm giảm sự phát triển của mô sẹo bằng cách tăng tốc quá trình lành vết thương.

Theo Time/Vietnamnet
Đăng ngày 19/07/2013
Nguyễn Văn Tây
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:13 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 16:13 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 16:13 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:13 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 16:13 18/12/2024
Some text some message..