Điều gì biến Ninh Thuận thành "thủ phủ tôm giống"?

Với hơn 498 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống với hơn 1.200 trại tôm, hàng năm cung ứng cho thị trường cả nước hơn 30 tỷ con tôm giống (tôm postlarvae), tỉnh Ninh Thuận đang được ví là 'thủ phủ' tôm giống của cả nước, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu.

Điều gì biến Ninh Thuận thành "thủ phủ tôm giống"?
Các cơ sở sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận được đầu tư hiện đại, đảm bảo chất lượng. Ảnh: K.N

Tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản

Khoảng 15 - 20 năm trước, bờ biển Ninh Thuận vẫn còn rất hoang sơ với những bãi cát trải dài nhưng gần như để hoang hóa. Từ khi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao trải bạt trên cát ở Thái Lan du nhập vào nước ta kéo theo nhu cầu tôm giống tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã chọn Ninh Thuận làm điểm đến để mở trại nuôi tôm giống.


Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đại biểu thăm trại sản xuất tôm giống của Công ty TNHH S6, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: K.N 

Với bờ biển dài trên 105km, môi trường biển trong sạch không bị ảnh hưởng các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, ít sông ngòi đổ ra biển nên nước biển ở khu vực này ít bị biến đổi về độ mặn, rất thuận lợi để sản xuất tôm giống. Nhiều người nói thiên nhiên ưu đãi cho cho Ninh Thuận phát triển nghề nuôi tôm giống, nhưng yếu tố quan trọng đưa tỉnh này trở thành trung tâm sản xuất của cả nước chính là con người.

Điều này chứng minh ở chỗ Ninh Thuận đã quy hoạch bài bản các khu sản xuất giống. Đầu tiên là dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung An Hải (huyện Ninh Phước), triển khai xây dựng năm 2005, quy mô 125ha. Tiếp đó, tỉnh quy hoạch thêm khu sản xuất ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải), quy mô 148ha.

Tại các khu vực này, Ninh Thuận đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tôm giống công nghệ cao. Với chiến lược phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đúng đắn, có tính bền vững, Ninh Thuận đã đón hàng trăm doanh nghiệp trong ngoài nước đến đầu tư sản xuất tôm giống chất lượng cao, tạo nên thương hiệu mạnh trên thị trường.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, hiện khu sản xuất giống tập trung An Hải đã có 163 cơ sở/51.732m2 hồ ương nuôi tôm, trong đó có những công ty hàng đầu 100% vốn nước ngoài như Grobest, Uni-President, C.P… Sản lượng giống tối đa của vùng này có thể đạt 10 - 12 tỷ con giống/ năm (chiếm 25 - 35% lượng giống của tỉnh).

Còn khu Nhơn Hải hiện đang tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh; sản lượng giống tôm khu vực này chiếm khoảng 45 - 55% tổng sản lượng giống của tỉnh. Trước đây, người dân khu vực này xây dựng một loạt trại giống tự phát, cơ sở có quy mô nhỏ, trang bị hạn chế.


Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 600 cơ sở sản xuất tôm giống

Nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở đã được chỉnh trang về quy mô, trang thiết bị hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm giống chất lượng cao phục vụ người nuôi. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có khu sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh Sơn Hải. Tại đây, Công ty Moana, Công ty Việt - Úc Ninh Thuận đang đầu tư sản xuất tôm bố mẹ cung cấp cho hệ thống các trại sản xuất tôm giống trong cả nước.

Một số khu vực khác như Cà Ná, Ninh Chữ, Tri Hải…, sản lượng giống cũng chiếm khoảng 10% tổng sản lượng giống thủy sản của toàn tỉnh.

Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản, khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm, chỉ trong vài năm Ninh Thuận đã trở thành "thủ phủ" sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không theo kịp.

Tại đây, các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất tôm giống như: Nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ thống tuần hoàn khép kín; công nghệ lắng, lọc nước, xử lý nước bằng ozone, tia cực tím (UV); ương nuôi ấu trùng bằng công nghệ vi sinh; trang bị phòng Lab, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tôm bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất như PCR, Realtime - PCR…

Siết chặt chất lượng

Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện nay tôm giống Ninh Thuận đã được người nuôi thương phẩm trên cả nước đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt là nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và trong thời gian tới tỉnh sẽ phối hợp các đơn vị liên quan triển khai áp dụng cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn.

Theo đó, dự kiến sẽ thiết kế và áp dụng Nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” với logo đặc trưng, tích hợp các thông tin cơ bản trên nhãn để người dân nuôi tôm có thể sử dụng điện thoại di động nhận dạng, truy xuất các thông tin có liên quan đến cơ sở sản xuất, địa chỉ, chất lượng sản phẩm… 

“Ở một số nơi vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu gom tôm giống tràn lan từ các cơ sở sản xuất khác nhau rồi đóng gói bao bì nhãn mác của mình xuất bán. Thực tế phần lớn người nuôi tôm đều biết được tầm quan trọng của tôm giống, nhưng do giá tôm giống trôi nổi thường rẻ hơn, hoặc được các chủ trại giống cho nợ nên nhiều người vẫn mua tôm giống không rõ nguồn gốc về thả nuôi. Do đó chúng tôi liên tục phải tăng cường phối hợp các đơn vị có liên quan để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc tôm giống” - ông Dư Ngọc Tuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thông tin.

Cũng theo ông Tuân, đơn vị hiện đang quản lý chất lượng tôm giống với 3 nội dung: Điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ sở (cơ sở vật chất hạ tầng, con người, bằng cấp, nhà xưởng...); kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ; kiểm tra chất lượng con tôm postlarvae.

“Về tiêu chuẩn chất lượng thì cơ sở sản xuất tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tiêu chuẩn cơ sở tự công bố đó phải dựa trên quy chuẩn Việt Nam. Phía Chi cục có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy chuẩn của các cơ sở đó để hậu kiểm. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý” - ông Tuân cho biết.

Cũng theo ông Dư Ngọc Tuân, trong vòng 5 năm trở lại đây, các cơ sở đều thực hiện rất tốt các tiêu chí chất lượng nên thương hiệu tôm giống Ninh Thuận mới được thị trường ưa chuộng như hiện nay.

“Tất cả các đàn tôm bố mẹ nhập về tỉnh thời điểm nào, bao nhiêu con chúng tôi đều nắm được thông qua Cơ quan Thú y vùng VI. Khi tôm chuyển về, Chi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập tôm biết và xuống kiểm tra, xác định thời hạn sử dụng đàn tôm bố mẹ là 4 tháng. Khi cách 1 tuần chúng tôi gửi thông báo và gọi điện trực tiếp cho doanh nghiệp biết đàn tôm của họ ngày tháng nào phải tiêu hủy. Đúng ngày, chúng tôi xuống tận nơi tiêu hủy đàn tôm và chụp ảnh tiêu hủy” - ông Tuân thông tin thêm.

Ninh Thuận đang hoàn thiện  Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng giống thủy sản, xây dựng Trung tâm đạt chuẩn ISO 17025, tiến tới trở thành phòng thí nghiệm chỉ định của Bộ NNPTNT, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để trở thành đầu mối duy nhất của tỉnh cung cấp kết quả chẩn đoán, xét nghiệm bệnh (thủy sản) phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về chất lượng giống thủy sản".

Ông Dư Ngọc Tuân

Báo Dân Việt
Đăng ngày 20/06/2019
Minh Huệ
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 17:11 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 17:11 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 17:11 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:11 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 17:11 23/09/2023