Điều gì xảy ra nếu toàn bộ rạn san hô trên Trái đất này biến mất?

Chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, có tới 50% san hô trên Trái đất đã 'tử nạn'. Và chắc chắn rằng, nếu phần còn lại cũng chết nốt, thì hậu quả xảy ra là cực kỳ nghiêm trọng.

Điều gì xảy ra nếu toàn bộ rạn san hô trên Trái đất này biến mất?
Toàn bộ san hô bị tẩy trắng ở rạn san hô Great Barrier Reef ảnh chụp vào ngày 20/2/2017. Ảnh: Brett Monroe Garner / Greenpeace

Giới khoa học liên tiếp đưa ra cho chúng ta lời cảnh báo về mức độ nghiêm trọng về tình trạng biến đổi khí hậu cũng như mối đe dọa của nó lên hệ sinh thái toàn cầu. Những rạn san hô tuyệt đẹp của chúng ta đã và đang dần biến mất - đặc biệt là rạn san hô Great Barrier ở Queensland, Úc - nơi được xếp là một trong 7 kỳ quan tự nhiên của thế giới.


Nhiều khu vực san hô đã chết, trở thành màu trắng như nhuộm bằng vôi.

Dưới tác động của nền nhiệt ấm lên, cùng sự ấm lên của nước biển, nhiệt độ tăng lên khiến nồng độ acid trong nước biển tăng theo, và điều này khiến các rạn san hô bị tẩy trắng 1 cách hung bạo.

Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tất cả rạn san hô trên Trái đất hoàn toàn biến mất. Bởi ta biết rằng, san hô là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.

Chúng ta biết rằng, san hô chỉ bao phủ 1% bề mặt đáy đại dương nhưng chúng cung cấp hệ sinh thái cho 1/4 sinh vật biển. Đó là nơi cư trú, sinh sản, rồi nuôi dưỡng những ấu thể sinh vật cho đại dương.

Ngoài ra, hệ thống san hô trên Trái đất cũng cung cấp thực phẩm và đem lại việc làm cho hơn nửa tỉ người trên thế giới. Bạn có hay, mỗi người tiêu thụ khoảng 22,7kg protein mỗi năm và gần 1/5 protein trong cuộc sống đến từ hải sản.

Nguồn cung hải sản cũng sẽ tạo ra 1,5 triệu việc làm cho ngành ngư nghiệp ở Mỹ, gần bằng 1/4 so với ngành công nghiệp thịt và gia cầm.


Không có san hô, hàng ngàn tỉ sinh vật biển sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: the coral disappears

Chắc chắn, không có san hô, hàng ngàn tỉ sinh vật biển sẽ bị ảnh hưởng, và hàng triệu người không còn hải sản để thưởng thức nữa, nền kinh tế thủy hải sản chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Một điều nữa không thể kể đến đó là những rạn san hô mất đi, ngành du lịch ven biển ước tính sẽ sụt giảm tới khoảng 10%, tương đương 36 tỷ USD (khoảng 816 ngàn tỷ VND) - 1 con số khổng lồ.


Rạn san hô bị tẩy trắng. Ảnh: Cosmos Magazine

San hô cũng là lá chắn bảo vệ đường bờ biển, giúp giảm 97% sức mạnh của sóng. Không những thế, rạn san hô cũng là lá chắn bảo vệ đường bờ biển, giúp giảm 97% sức mạnh của sóng, bảo vệ khoảng 200 triệu người ở ven biển. Trong khi đó, nếu ta đầu tư xây tường chắn sóng với hiệu quả tương tự, ta sẽ phải bỏ ra 2,5 triệu USD cho 1,6km đường ven biển (khoảng 55 tỷ VND).

Với 1 loạt những viễn cảnh xấu như vậy, liệu bạn có mong muốn tình trạng biến đổi khí hậu ngày một diễn ra xấu hơn, nền nhiệt tăng hơn, nước biển ấm hơn và 50% lượng san hô còn lại trên hành tinh này biến mất không?

Nếu không hành động ngay từ bây giờ, chắc chắn lượng san hô trên Trái đất sẽ hoàn toàn biến mất trong thời gian không xa.

Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 11/05/2018
TH
Khoa học
Bình luận
avatar

Công nghệ nano giúp và những tiện ích cho ngành NTTS

Ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu đang trải qua sự tăng trưởng chưa từng có, do dân số tăng và sở thích về thực phẩm thay đổi. NTTS, là nguồn cung cấp hải sản chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Nano bạc
• 10:11 04/09/2024

Thiết lập hệ thống thông tin mới về bệnh tôm

Một phần của chương trình Nền tảng hợp tác tri thức Úc-Indonesia (KONEKSI) 2024, công ty công nghệ nuôi trồng thủy sản Indonesia eFishery đã thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu với Đại học Padjadjaran (Unpad) nhằm triển khai phát triển một hệ thống thông tin mới về bệnh tôm.

Tôm bệnh
• 10:30 29/08/2024

Astaxanthin được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp

Vi khuẩn quang hợp có khả năng tổng hợp và tích lũy các sắc tố carotenoid, đặc biệt là astaxanthin. Astaxanthin được ngành nuôi trồng thủy sản quan tâm vì chúng tạo nên màu sắc cho một số loài, bao gồm cá tráp biển đỏ, tôm và cua.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:51 19/08/2024

IMTA: Kết nối các loài, cân bằng hệ sinh thái

IMTA là cụm từ viết tắt của Integrated Multi - Trophic Aquaculture, đây là môi hình nuôi trồng thủy sản kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau từ các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong cùng một môi trường.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:10 16/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 01:22 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 01:22 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 01:22 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 01:22 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 01:22 08/09/2024
Some text some message..