Điều trị ký sinh trùng trên cá với cây hồ tiêu hoang

Tinh dầu của cây hồ tiêu hoang (Piper aduncum), một loài thực vật bản địa của Amazon, có hiệu quả hơn 76% trong việc kiểm soát ký sinh trùng.

Cây hồ tiêu
Theo các nghiên cứu tinh dầu của Piper aduncum được chứng minh là hiệu quả và an toàn để kiểm soát giun tròn Hysterothylacium sp.

Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian. Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia có sự khác nhau về loài và bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Piper aduncum là một loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Amazon. Thành phần chính của hồ tiêu Piper aduncum là dilapiol (một chất có tác dụng chống nhiễm trùng và chống ký sinh trùng)

Tinh dầu đã được coi là một phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản, vì chúng ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn so với thuốc thủy sản. Tinh dầu thảo dược đem lại lợi ích cho nuôi trồng thủy sản khi được sử dụng đúng cách.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng tinh dầu mà chúng được ứng dụng các phương pháp khác nhau, như phương pháp tắm (hoạt tính gây mê và kiểm soát một số ký sinh trùng), phương pháp cho ăn, khi bổ sung tinh dầu vào trong chế độ ăn của cá (tác dụng kích thích miễn dịch hay trong các thử nghiệm thử thách với vi khuẩn)...

Tinh dầu cây tiêu P. aduncum đã được ứng dụng trong nuôi cá: Như một chất gây mê, kích thích miễn dịch, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng.

Tinh dầu của P. aduncum đã được sử dụng để điều trị bệnh cho cá Queizoz và cộng sự 2012 đã cho thấy chiết xuất từ lá P. aduncum có tác dụng tẩy giun sán chống lại ký sinh trùng. Nghiên cứu của Chagas và cộng sự 2021 cũng cho thấy tinh dầu cây này cho thấy 100% hiệu quả tẩy ký sinh trùng trong ống nghiệm trong 24 giờ.

giun tròn

Corral và cộng sự 2018 cũng cho thấy thức ăn có chứa lên tới 64mL tinh dầu lá tiêu P. aduncum/kg thức ăn có thể được áp dụng để kiểm soát giun tròn Hysterothylacium sp trên cá rồng pirarucu vị thành niên. Ảnh: Internet.

Jonsson và cộng sự 2121 đã đánh giá rủi ro sinh thái của tinh dầu cây tiêu P.aduncum. Sau khi phân tích thành phần hóa học hàm lượng 75,5% của dilapiol trong tinh dầu, nồng độ rủi ro của tinh dầu này được xác định bằng cách sử dụng 5 sinh vật không phải mục tiêu: một loài vi tảo (Raphidocelis subcapitata), hạt rau diếp (Lactuca sativa L.), một loài giun (Panagrolaimus sp.) và hai loài động vật giáp xác (Daphnia magnaArtemia salina).

Các nhà nghiên cứu cũng xác định các thông số an toàn để việc sử dụng chúng không ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước khác. Nồng độ an toàn nhất được khuyến nghị để sử dụng dầu trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, mà không ảnh hưởng đến hệ sinh vật cùng tồn tại là 0,09 mg mỗi lít.

Những kết quả này cho thấy tiềm năng trị ký sinh trùng trên cá với cây hồ tiêu hoang P.aduncum và để ứng dụng được trong thực tiễn cần có thêm nhiều nghiên cứu về mục đich sử dụng, nồng độ cho từng loài cụ thể.

Đăng ngày 10/10/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 20:15 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 20:15 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 20:15 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 20:15 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 20:15 23/01/2025
Some text some message..