Đồ dùng dạy học robot cá

Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ - ETH Zurich đã phát triển một loại robot giống như cá có khả năng tùy biến cao nhưng không đắt tiền, để giảng dạy công nghệ và sinh học cho học sinh ở độ tuổi 10-18. Trước đây ETH Zurich đã từng thiết kế robot dựa trên cách hoạt động của cá ngừ và rùa biển.

robot cá

Stefan Bertschi, lãnh đạo chương trình nâng cao nhận thức và phát triển tài năng trẻ đã cùng nhóm thực hiện dự án Naro phát triển ý tưởng về một robot giáo dục - giải trí dựa trên robot cá ngừ đã có.

Nhờ sự ủng hộ tài chính từ Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật Thụy Sĩ, nguyên mẫu robot cá này đã thành hình và bơi lội ngoạn mục trong hồ bơi. Tạp chí Gizmag dẫn lời Cédric Siegenthaler, trưởng dự án Naro cho biết mục tiêu của họ là dạy cho học sinh kỹ năng khác nhau trong các lĩnh vực sinh học, toán học, vật lý và khoa học máy tính. Tùy thuộc vào độ tuổi và trí thông minh của những đứa trẻ mà robot cá naro-nanins sẽ có nhiều cấu hình, thông số khác nhau.

Về cơ bản thì robot naro-nanins bao gồm một khung nhôm bao quanh một ống polycarbonate, bên trong là một tấm mica gắn thiết bị Raspberi Pi chạy hệ điều hành Linux và ROS như bộ điều khiển chính của nó. Robot được trang bị pin Li-Po giúp hoạt động liên tục trong 2 giờ. Toàn bộ thiết bị nặng 7 kg và dài 50 cm.

Robot cá có nhiều loại bộ vây với hình dáng kích cỡ khác nhau để học sinh gắn vào cơ thể robot. Trên khung nhôm, học sinh được phép thiết kế theo kiểu kết nối của trò chơi Lego tùy ý thích. Qua cách tự tạo một số cấu trúc bên ngoài robot, học sinh sẽ hiểu và có kinh nghiệm về hình thể liên quan đến cách hoạt động, tốc độ bơi, sự thăng bằng... của robot cá rồi từ đó điều chỉnh, ví dụ như cách lặn, tốc độ bơi nhanh nhất...

Dự kiến giá thành của một robot cá 2.000 - 2.500 USD tùy theo linh kiện đi kèm. Robot cá này còn có thể phát triển thêm với nhiều thiết bị giúp cảnh sát có thể quan sát các lòng hồ.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 20/07/2013
Song Mai
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:55 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 14:55 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 14:55 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:55 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 14:55 23/12/2024
Some text some message..