Doanh nghiệp Nhật tìm cơ hội đầu tư thủy sản tại ĐBSCL

Ngày 15/4, tại thành phố Cần Thơ, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm trao đổi, thống nhất nội dung, chương trình cuộc tọa đàm và chuyến khảo sát của Đoàn doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản được tổ chức vào đầu tuần tới.

chế biến cá tra
Chế biến cá tra philê xuất khẩu. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết từ ngày 21-23/4, Đoàn sẽ đến thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyến thăm của doanh nghiệp Nhật Bản là cơ hội vàng cho các tỉnh, thành trong khu vực giới thiệu, thu hút đầu tư. Vì vậy, ngay từ bây giờ, từng địa phương cần khẩn trương lựa chọn từ 1-2 dự án tiêu biểu để giới thiệu cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu.

Các địa phương, doanh nghiệp được chọn để Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đến thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thông tin cần thiết về các dự án kêu gọi đầu tư.

Theo kế hoạch, 40 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia Hội thảo tại thành phố Cần Thơ do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì tổ chức nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Nhật Bản và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó đi khảo sát, tìm hiểu thực tế ở một số doanh nghiệp tiêu biểu tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được nâng cao lên tầm đối tác chiến lược sâu rộng. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi thu hút đầu tư FDI thấp nhất cả nước, sẽ được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tìm hiểu đầu tư./.

TTXVN/Vietnam+, 15/04/2014
Đăng ngày 16/04/2014
Ngọc Thiện
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:18 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:18 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:18 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:18 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:18 12/12/2024
Some text some message..