Doanh nghiệp thủy sản vừa chống dịch, vừa sản xuất

Với đặc thù một ngành sản xuất hàng thực phẩm, không thể lưu kho quá lâu, các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh đã phải cơ cấu lại khâu sản xuất, tiết giảm chi phí, tìm kiếm đơn hàng để duy trì việc làm đảm bảo đời sống cho người lao động.

Chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp. Ảnh: NGỌC HÂN

Cơ cấu lại khâu sản xuất

Thay vì làm việc vào ban ngày, hơn 1 tháng nay, người lao động của Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (KCN An Phú) chuyển sang làm việc hai ca. Việc cơ cấu lại khâu sản xuất theo hình thức này giúp doanh nghiệp tiết giảm một khoản chi phí đáng kể về tiền điện hàng tháng. Bởi hiện nay, ngoài chạy hệ thống dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp thủy sản còn phải chi tiền điện để chạy tủ cấp đông trữ hàng.

Bà Lê Thị Hồng Linh, Quản đốc phân xưởng Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng cho biết: “Công ty luôn ở thế chủ động với quyết tâm cao, không lơ là từ việc nhỏ nhất để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Hiện doanh nghiệp có hơn 200 công nhân. Bình thường thì người lao động tập trung lại để làm việc, nhưng do tình hình dịch bệnh nên được bố trí giãn cách, chia thành nhiều nhóm và làm việc xoay ca từ khâu tiếp nhận, bóc vỏ tôm đến khâu băng chuyền đóng thành phẩm. Hiện các phân xưởng áp dụng triệt để biện pháp bàn giao ca, nhận lệnh, ký hồ sơ, sổ sách bằng phương pháp trực tuyến để tránh việc tập trung đông người; nhân viên, người lao động tuyệt đối không tự ý đổi ca để bảo đảm việc kiểm soát”.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Chính, Quản đốc phân xưởng Công ty TNHH Hùng Ban (KCN Hòa Hiệp), đơn vị thuộc ngành chế biến thực phẩm nên không phải khi có dịch COVID-19, công nhân của công ty mới sử dụng khẩu trang và bao tay mà đây là yêu cầu bắt buộc khi làm việc ở các công đoạn. Công nhân cũng thực hiện sát khuẩn tay thường xuyên, nhất là ở khu vực chế biến đồ hộp, cứ 30 phút phải rửa tay sát khuẩn 1 lần. Ngoài ra, công ty còn chia nhiều ca ăn trưa, vị trí ngồi ăn cơm đảm bảo giãn cách, mỗi công nhân có khay ăn riêng. Người vận chuyển hàng hóa bắt buộc phải khai báo y tế và mang khẩu trang. “Việc tổ chức lại khâu sản xuất theo nguyên tắc phòng chống dịch vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh lây lan, vừa giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn”, ông Chính nói.


Tại các doanh nghiệp thủy sản, người lao động được bố trí giãn cách ra, chia thành nhiều nhóm nhỏ để làm việc, nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: NGỌC HÂN

Nỗ lực tìm kiếm đơn hàng

Cùng với việc bố trí lại lịch sản xuất, một số doanh nghiệp nỗ lực tìm hiểu nhu cầu thị trường, đưa vào sản xuất những mặt hàng mới, thay đổi về mẫu mã, hình thức thành phẩm. Đồng thời tính toán lại giá thành sản phẩm để nâng tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm tại các quốc gia có dịch giảm về số lượng nhưng lại yêu cầu cao hơn về chất lượng.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Quản lý Công ty TNHH Thủy sản Hồng Ngọc (KCN Hòa Hiệp) cho biết: “Công ty đang nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới để đảm bảo kinh doanh trong đại dịch COVID-19. Nếu không có đơn hàng thì công ty sẽ không sản xuất ra thành phẩm mà thay vào đó là sản xuất bán thành phẩm và tiếp tục lưu kho, khi khách hàng cần thì xuất ngay để bảo đảm việc làm cho người lao động”.

Chị Nguyễn Thị Kim Anh, công nhân Công ty Thủy sản Trang Thủy (KCN An Phú) cho biết: “Trong thời buổi kinh tế khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, có được việc làm ổn định, thu nhập khá là mong ước của nhiều người lao động. Ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh này, chúng tôi đã chủ động đeo khẩu trang khi làm việc và tiếp xúc với người lạ mà không cần đến sự nhắc nhở của cán bộ quản lý”.

 Hiện nhiều doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh đã triển khai giải pháp vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa duy trì sản xuất đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên, cho biết: “Tỉ lệ người lao động thất nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục tăng khi dịch bệnh còn kéo dài. Bằng nhiều cách làm khác nhau, các doanh nghiệp thủy sản tại Phú Yên đã giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp và có thể tiếp tục đứng vững trước cuộc chiến chống COVID-19”.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 21/08/2020
Thái Ngọc
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 20:56 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 20:56 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 20:56 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 20:56 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 20:56 23/01/2025
Some text some message..