Đổi mới để chiếm lĩnh thị trường

Nuôi cá nước lạnh từ lâu trở thành hướng đi trong phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao ở xã vùng cao huyện Phong Thổ. Tuy nhiên, việc nuôi cá nước lạnh tại các xã vùng thấp thì không phải tổ chức, cá nhân nào cũng mạnh dạn triển khai. Tiên phong trong lĩnh này và nhờ chủ động đổi mới, Hợp tác xã (HTX) Dương Yến (ở thôn Thống Nhất, thị trấn Phong Thổ) có bước đi thành công.

Nghề nuôi cá nước lạnh.
Nghề nuôi cá nước lạnh. Ảnh: Minh họa.

Từ trục đường quốc lộ 4D (đoạn đầu thị trấn Phong Thổ), chúng tôi đi theo biển chỉ dẫn, qua khu vực khai thác đá, men theo tuyến đường nhỏ xen lẫn với lối vào nhà của một vài hộ dân thì đến được HTX Dương Yến. Khác với hình dung ban đầu về một khu vực nhỏ, hẻo lánh, HTX xuất hiện với không gian rộng, mát mẻ, thoáng đãng, không khí trong lành. Những gian nhà đón khách được thiết kế xây dựng theo hình vòng cung, ôm trọn diện tích đất của HTX và đều có hướng nhìn chung là quay về khu vực nuôi cá tầm, cá hồi - nơi được coi là trái tim của HTX.

Dẫn chúng tôi đi thăm khuôn viên, anh Hoàng Đăng Bình - Chủ nhiệm HTX Dương Yến cho biết: “Tôi từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa. Khi kết hôn với vợ tôi là cô giáo làm việc tại xã Bản Lang, tôi sang huyện Phong Thổ nhiều hơn. Tình cờ tôi phát hiện dải đất (3.000m2) đầu thôn Thống Nhất khí hậu mát mẻ, nguồn nước mát lành, rất phù hợp nuôi cá tầm, cá hồi. Hơn nữa, nơi đây thuộc thị trấn Phong Thổ, tiếp giáp xã Mường So (là trung tâm vùng thấp huyện Phong Thổ), cách thành phố Lai Châu chưa đầy 30km, việc đi lại, cơ hội bán hàng lớn nên tôi đã mua lại. Tháng 11/2017, vợ chồng tôi bắt đầu nuôi cá với quy mô nhỏ theo hình thức hộ gia đình, đến đầu năm 2020 tôi quyết định mở rộng kinh doanh thông qua thành lập HTX với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ 4 tỷ đồng”.

Khởi nghiệp vốn đã khó (do thiếu vốn, không có điện, cơ sở vật chất chưa có), gặp thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp thì hoạt động càng khó khăn hơn. Ấy vậy nhưng với sự quyết tâm, đồng nhất về quan điểm của cả tập thể, HTX đã nhập giống tốt, mở rộng từ 9 bể nuôi cá thành 10 bể. Các bể cá xây dựng theo hình chữ nhật, có diện tích trung bình 45-50m2. Mỗi bể có lắp đặt hệ thống ống dẫn nước ra vào thường xuyên. Cá được chăm sóc theo đúng quy trình, thức ăn nhập khẩu từ nước ngoài (Hà Lan, Pháp), đảm bảo chất lượng, phát triển tốt. Cá tầm nuôi từ 1,5-2 năm cho trọng lượng 2,2-2,5kg/con. Cá hồi nuôi từ 10-12 tháng cho trọng lượng khoảng 1,2kg/con.


Anh Hoàng Đăng Bình - Chủ nhiệm HTX Dương Yến chăm sóc cá tầm, cá hồi.

Theo chia sẻ của anh Bình, yếu tố được HTX coi trọng nhất trong quá trình kinh doanh chính là chất lượng cá phải ngon, sạch, chăn nuôi đảm bảo môi trường. Qua thực tế chăn nuôi, cá hồi của HTX cho thịt đỏ hơn, cá tầm ít mỡ, không ngấy như một số nơi khác, cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất là lượng đạm cho người thưởng thức. Về sản lượng cá của HTX, trung bình mỗi năm đạt 15 tấn. Cung cấp nguyên liệu chế biến thường xuyên cho các nhà hàng ở huyện Phong Thổ và tỉnh Điện Biên.

Ngoài ra, tận dụng mạng xã hội, thành viên HTX còn quảng bá sản phẩm cá tầm, cá hồi trên facebook cá nhân nhằm mở rộng đối tượng khách hàng. Qua thống kê, HTX bán được khoảng 2 tạ cá tươi mỗi tháng qua mạng xã hội cho khách ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Nội; thành phố Lai Châu và trên địa bàn huyện Phong Thổ.

Song song với bán cá, HTX phát triển mạnh dịch vụ thưởng thức cá tại chỗ. Theo hướng này, HTX cho nhân viên học hỏi cách chế biến các món ăn ngon từ cá hồi, cá tầm… Đầu tư kinh phí kéo điện về HTX; mua vật liệu, xây dựng các gian nhà dừng chân, thưởng thức ẩm thực; mua thêm bàn ghế đón tiếp khách (có thể phục vụ tối đa 30 mâm). Trong khuôn viên, HTX xây dựng đường đi lối lại sạch sẽ, những bể nước, không gian nhỏ tạo điểm nhấn. Xung quanh các lối đi, HTX trồng và treo các giỏ hoa, cây cảnh trang trí, tạo không gian xanh, sạch, đẹp, tăng cảm hứng khi thưởng thức các món ăn.

“Lượng khách đến ăn cá tại HTX khá đông, trung bình 150 mâm/tháng, tương đương 900 lượt khách/tháng. Với cách làm phù hợp, năm 2020 HTX đạt doanh thu 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, thu lãi 800 triệu đồng. Mỗi thành viên HTX thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động là người dân địa phương, mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng” - anh Bình khẳng định.

Trong định hướng phát triển kinh tế của HTX, thời gian tới sẽ làm đường mới vào HTX, thuê thêm 2.000m2 đất gần HTX để trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm, xây mới 5 bể nuôi cá, nâng tổng số bể nuôi cá lên 15 bể và làm đẹp thêm khuôn viên, hình thành khu du lịch sinh thái. Trước mắt, sẽ xây dựng mới 2-3 phòng nghỉ, 2 phòng hát karaoke. Với các món ăn ngon, HTX lựa chọn 4 món: cá hồi xông khói, ruốc cá hồi, xúc xích cá hồi, giò chả cá hồi làm hồ sơ đề nghị thẩm định chất lượng công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2021. Từ đó, hướng ra thị trường khó tính hơn như các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh.

Báo Lai Châu
Đăng ngày 19/04/2021
Thanh Hoa
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:11 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:11 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:11 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:11 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:11 26/11/2024
Some text some message..