Đồng Tháp: Tất bật vào mùa sản xuất mắm cá chốt

Cũng như mọi năm, sau khi nước lũ rút, làng nghề làm mắm ở khóm Sở Thượng, phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại bắt đầu nhộn nhịp. Ngoài việc chuẩn bị tốt nguồn hàng để cung ứng ra thị trường cho cả năm, các hộ sản xuất cũng luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm.

Làm mắm cá chốt
Người dân sản xuất mắm cá chốt.

Khoảng 2 tuần qua, cứ khoảng 3 giờ sáng và kéo dài cho đến 15 giờ trong ngày, không khí nhộn nhịp của công đoạn cắt đầu cá chốt, chuẩn bị nguồn nguyên liệu sản xuất mắm tại các hộ sản xuất diễn ra liên tục,... Theo ông Phạm Văn Nhiên - người có gần 20 năm làm nghề cho biết, do ảnh hưởng nước ít nên năm nay lượng cá chốt không nhiều và cũng không lớn so với mọi năm. Đến thời điểm này, gia đình ông chỉ thu mua được khoảng 10 tấn cá, nguồn cá nguyên liệu khan hiếm, đồng nghĩa với việc giá cả cũng tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng tốt cho thị trường, gia đình ông đã có sự chủ động để tìm nguồn nguyên liệu. Ông Phạm Văn Nhiên – chủ cơ sở mắm Hai Sàn ở khóm Sở Thượng, phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Năm nay, con cá chốt rất khan hiếm, ít hơn năm rồi, giá cũng mua cao hơn nhiều, năm rồi mua có 6.000 – 7.000 đồng/kg, năm nay tới 10.000 đồng/kg”.

Để nâng cao năng suất và có chỗ đứng vững trên thị trường, bên cạnh các công đoạn làm thủ công theo kiểu truyền thống, hiện nay, các hộ sản xuất cũng đã cải tiến các thiết bị máy móc, đặc biệt hộ sản xuất luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Ước tính trung bình mỗi ngày có gần 10 tấn cá chốt được các hộ sản xuất thu mua để làm nguyên liệu sản xuất mắm. Đây cũng là điều kiện để hàng chục lao động nhàn rỗi ở địa phương có nguồn thu nhập. Với 6.000 đồng/kg công cắt đầu cá, trung bình mỗi ngày, 1 lao động có thu nhập từ 200.000 đồng – 300.000 đồng.

Chị Bùi Thị Chi ngụ khóm Sở Thượng, phường An Lạc cho biết: “Mùa nước có việc làm như vậy chị em cũng đỡ, làm được 10 bữa, nửa tháng cũng có được thu nhập, có tiền cho con đi học”.

Hiện có khoảng 15 hộ làm nghề sản xuất mắm, đây đều là thành viên của Hội quán An Lạc. Để giúp cho sản phẩm của Hội quán được mở rộng thị trường, tiêu thụ mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành của TX.Hồng Ngự luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ sản xuất phát triển ngành nghề.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong – Bí thư, Chủ tịch UBND phường An Lạc: “Hướng tới để tập trung cho làng nghề phát triển tốt hơn, chúng tôi sẽ đề xuất thị xã có quy hoạch mở rộng làng nghề cũng như là nâng tầm của An Lạc Hội quán lên thành Hợp tác xã để các hộ có nơi mở rộng sản xuất kinh doanh và tập trung giúp cho các cơ sở sản xuất này có được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như thương hiệu để có thể mở rộng thị trường trong nước và thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài”.

Ước tính mỗi năm, làng nghề làm mắm ở khóm Sở Thượng, phường An Lạc, TX.Hồng Ngự cung ứng ra thị trường trên 700 tấn mắm các loại, con số mang lại thu nhập khá cao cho các hộ sản xuất cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa phương và giữ vững thương hiệu mắm Hồng Ngự, Đồng Tháp.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 06/11/2019
HOÀNG PHƯƠNG
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:10 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:10 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:10 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:10 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:10 26/12/2024
Some text some message..