Đồng Tháp – An Giang: Nông dân rủ nhau nuôi tôm thẻ chân trắng

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

vùng lúa
Vùng đất lúa ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang chuyển dần thành dãy ao nuôi tôm thẻ. Ảnh: Ngọc Tùng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp, tính tới thời điểm hiện tại có gần 47 héc ta diện tích mặt nước ao nuôi tôm càng xanh, cá tra… được nông dân chuyển sang đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Ở tỉnh An Giang, mới đây nhiều hộ dân ở huyện Châu Phú, Châu Thành cũng đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích - theo điều tra ban đầu của ngành NN&PTNT- khoảng 1,5 héc ta.

Đây là một loại thủy sản nước lợ nhiều năm qua đã được ngành NN&PTNT các tỉnh khuyến cáo nuôi hạn chế tại các thủy vực ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Mới đây, một nông dân ở thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp vừa bán tôm với giá 149.000 đồng/ki lô gam cho loại tôm 70 con/ki lô gam, thu hoạch được chỉ sau khoảng 80 ngày nuôi. Với mức giá này, thu nhập từ nuôi tôm thẻ cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, cá tra…

Nhờ lợi nhuận hấp dẫn như vậy, nuôi tôm thẻ đang phát triển thành phong trào giữa vùng lũ - nước ngọt quanh năm, như Đồng Tháp, bất chấp cảnh báo của các cơ quan chuyên môn. Thực tế, để nuôi được tôm thẻ chân trắng giữa vùng nước ngọt, ngoài việc phải đầu tư ao nuôi, trang thiết bị như vùng mặn ven biển người nuôi còn phải đầu tư giếng khoan khai thác nước mặn từ tầng nước ngầm, điều chỉnh độ mặn phù hợp.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết toàn huyện hiện có khoảng 25 héc ta ao nuôi các loại đã được nông dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, trong số này phần lớn là các ao nuôi tôm càng xanh từ những năm trước.

Theo ông Hồng, đây là hình thức chuyển đổi tự phát và Tổng cục Thủy sản đã có văn bản khuyến cáo nông dân không nên nuôi bởi đây là vùng quy hoạch nuôi thủy sản nước ngọt, tôm thẻ là đối tượng nuôi hiện vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh và chưa nằm trong danh sách các đối tượng được phép sản xuất kinh doanh.

Với sức hấp dẫn từ lợi nhuận so sánh trên cùng đơn vị diện tích giữa các đối tượng nuôi trồng, dự báo diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, bởi theo ghi nhận thực tế, một số vùng đất đang sản xuất lúa hiện được đầu tư vốn chuyển thành ao nuôi tôm thẻ.

Tại cuộc họp bàn về các biện pháp ngăn chặn phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng tại UBND tỉnh Đồng Tháp sáng ngày 1-4-2014, ngành tài nguyên môi trường cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp sẽ tác động xấu đến môi trường đất trồng lúa, chất lượng nguồn nước ngọt thiên nhiên và có nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm rất cao…

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết tỉnh không khuyến khích việc nông dân chuyển đổi sang đầu tư nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt và sẽ có biện pháp nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm tầng mặn nhằm bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các địa phương vận động nông dân không đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng; còn đối với những diện tích đã thả giống nuôi hiện tại, nên kết thúc hoạt động nuôi ngay sau đợt thu hoạch tôm hiện đang nuôi.

Sở NN&PTNT An Giang cũng đã có công văn yêu cầu các địa phương có vùng mặt nước nuôi tôm thẻ phải giám sát chặt diễn biến tôm đang nuôi, tổ chức đăng ký hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

TBKTSG-Online, 01/04/2014
Đăng ngày 02/04/2014
Ngọc Hùng
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 21:21 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 21:21 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 21:21 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 21:21 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 21:21 30/04/2024