Đột phá trong công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển

Các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa tìm ra cách tạo ra nước ngọt từ nguồn nước biển dồi dào bằng năng lượng Mặt trời. Đây có thể là bước đột phá lớn trong kỹ thuật khử muối.

Đột phá trong công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển
Máy lọc nước áp dụng công nghệ NESMD.

Hiện nay, muối được loại bỏ khỏi nước bằng cách sử dụng các nhà máy khử muối tốn kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách lọc nước ngọt từ nước biển bằng nguồn năng lượng Mặt trời được xem như một bước đột phá trong công nghệ khử muối bởi phương pháp này tiết kiệm chi phí và rất thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu trên đã được công bố trong mục Đang thực hiện của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Phương pháp chiết được sử dụng chủ yếu là đun sôi nước muối để làm nước bốc hơi, lượng hơi nước này sẽ được thu lại và cuối cùng trở lại thành nước ngọt. Hình thức đun sôi này yêu cầu phải có một lượng nhiệt rất lớn đến mức một nửa chi phí của quá trình trên chỉ được phục vụ cho việc cấp năng lượng.

Qilin Li – chuyên gia xử lý nước của Đại học Rice (Texas, Hoa Kỳ) cho biết: "Ngoài khả năng cung cấp đủ nước sạch cho một hộ gia đình sử dụng trong sinh hoạt thường nhật, hệ thống này còn có thể được mở rộng và cung cấp nước liên tục cho cả một cộng đồng lớn".

Kỹ thuật mới này được gọi là chưng cất màng. Nước muối nóng chảy dọc theo một bên của tấm lưới, còn nước ngọt lạnh chảy ở phía bên kia. Kết quả là hơi nước bốc ra sẽ di chuyển từ phía nóng đến lạnh và tạo ra nước sạch.

Mặc dù chi phí cho việc cung cấp năng lượng thấp hơn so với phương pháp truyền thống, kĩ thuật này vẫn tiểu tốn một lượng lớn tài nguyên trong quá trình duy trì nhiệt lượng.Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra cách giảm thiểu chi phí cho quá trình lọc nước trên.

Hệ thống mới sử dụng các hạt nano kỹ thuật có thể chuyển đổi ánh sáng thành nhiệt năng. Được gọi là “chưng cất màng nano năng lượng Mặt trời” hay NESMD, công nghệ này cho phép máy lọc nước tự cung cấp năng lượng cho chính nó và nước muối sẽ được đun sôi liên tục bằng năng lượng Mặt trời.

Khi được áp dụng vào thực tế, cứ mỗi mét vuông tấm lưới của máy lọc nước sử dụng công nghệ NESMD có thể cho ra được 6 lít nước sạch mỗi giờ. Người sử dụng sẽ thiết lập số lượng màng lọc nước tùy theo nhu cầu sử dụng.

Ông Li cho biết thêm: “Nếu bạn cần 20 lít nước mỗi giờ, nhưng các tấm màng chỉ có thể sản xuất được 6 lít mỗi giờ trên một mét vuông, bạn sẽ phải thiết lập hơn 3 mét vuông màng lọc nước".

Báo Dân Trí
Đăng ngày 30/06/2017
Khánh Duy Theo Iflscience
Khoa học

Sinh vật biển tiềm năng trong y học

Ý tưởng hiện đại về việc điều trị bệnh tật của con người bao gồm các sản phẩm tự nhiên có cấu trúc và chức năng đặc biệt có nguồn gốc từ động vật không xương sống biển.

Sinh vật biển
• 11:00 03/03/2025

Các công nghệ chủ chốt thúc đẩy sự thay đổi trong thủy sản

Điểm danh một số công nghệ chủ chốt trong nuôi trồng thủy sản hiện nay

Ao nuôi tôm
• 10:29 03/03/2025

San hô và các hợp chất chuyển hóa giàu hoạt tính sinh học

San hô thuộc lớp Anthozoa trong ngành Coelenterata là động vật không xương sống đáy biển chiếm ưu thế nhất, chủ yếu sống ở các vùng biển nhiệt đới. Có hơn 6100 loài trên toàn thế giới và 496 loài trong số đó được tìm thấy ở Biển Đông.

San hô
• 10:12 28/02/2025

Vai trò của các công nghệ giám sát và quản lý tài nguyên thủy sản

Công nghệ giám sát và quản lý tài nguyên thủy sản đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bền vững và hiệu quả trong ngành thủy sản. Nhờ vào các công nghệ hiện đại, việc giám sát, quản lý và bảo vệ tài nguyên thủy sản trở nên chính xác, hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Ao tôm
• 10:16 26/02/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 21:41 15/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 21:41 15/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 21:41 15/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 21:41 15/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 21:41 15/03/2025
Some text some message..