Dùng thuốc để bắt thủy sản: nguy hiểm khó lường!

Được biết, theo tập tính hễ khi nước ròng thì các loài thủy sản tập trung rất nhiều tại các trũng nước trên kinh, rạch, sông… Tận dụng cơ hội này, một số người đã rải thuốc hóa học hiệu Fastac 5EC hoặc Karate 2,5 EC vào trũng nước rồi chờ chúng thấm thuốc ngoi đầu lên trên mặt nước để bắt.

Dùng thuốc để bắt thủy sản: nguy hiểm khó lường!
Rải thuốc trừ sâu để bắt cá. Ảnh Báo Quảng Ngãi

Khoảng 16 giờ ngày 22/2/2018, lúc đi ngang qua ấp Phước Trinh B (Long Phước- Long Hồ), tình cờ tôi phát hiện có một số người cầm rổ đang loay hoay ở dưới sông. Thấy vậy, tôi dừng lại và hỏi một người dân ở trên lộ thì được biết có người vừa rải thuốc Fastac 5EC xuống trũng nước dưới sông và đang cầm sẵn rổ chờ cá thấm thuốc, ngoi đầu lên để vớt.

Có lẽ, những người dùng thuốc để bắt cá chỉ nghĩ đơn giản là làm sao bắt cho được nhiều cá. Tuy nhiên, hành động dùng thuốc hóa học rải để bắt cá như thế không chỉ dừng lại ở việc bắt được cá nhiều hay ít, mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.

Trước hết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người ăn phải thủy sản ngấm thuốc.

Kế tiếp, dùng thuốc để bắt cá là hành động mang tính chất tận diệt. Như chúng ta biết, khi thuốc được rải trên sông, thì thuốc sẽ hòa lẫn vào nguồn nước. Nước chảy tới đâu thì cá chết tới đó (tùy theo nước nhiều hay ít). Không chỉ riêng loài cá, mà các loài sinh vật khác như tôm, tép… sống dưới nước từ lớn đến nhỏ đều chết sạch.

Điều đáng quan tâm nhất là việc làm đó trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Trên sông thì có nhiều loại sinh vật sinh sống, trong khi đó người bắt thì chỉ lựa chọn những con cỡ lớn, còn những con cỡ nhỏ thì cứ mặc kệ. Những loài thủy sản đã chết còn sót lại trên sông sẽ bị ươn, làm ô nhiễm nguồn nước. Trong khi đó, hiện tại còn rất nhiều người dân sử dụng nguồn nước từ sông để phục vụ trong sinh hoạt đời sống hàng ngày như: ăn uống, tắm rửa… Do đó, khi thuốc hóa học được rải trực tiếp trên sông sẽ dần dần lan truyền, hòa lẫn vào dòng nước. Một khi con người sử dụng nguồn nước này thì chắc chắn việc ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không tránh khỏi.

Thiết nghĩ, việc dùng thuốc hóa học để bắt thủy sản đang là một vấn nạn nguy hiểm. Qua bài viết này mong người dân hãy nâng cao ý thức trong việc đánh bắt thủy sản, đồng thời chính quyền địa phương và các ngành chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn, xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sức khỏe của người dân.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 28/02/2018
Nguyễn Văn Đô
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 10:39 30/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 10:39 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 10:39 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 10:39 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 10:39 30/12/2024
Some text some message..