Giá rớt thê thảm, người nuôi cá ở Long An 'sống dở chết dở'

Người dân ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh,… (tỉnh Long An), hiện đang “chết dở, sống dở” vì cá không bán được hoặc bán với giá rất thấp, trong khi nợ từ vốn vay ngân hàng không thể trả.

Giá rớt thê thảm, người nuôi cá ở Long An 'sống dở chết dở'
Giá rớt thê thảm, người nuôi cá ở Long An 'sống dở chết dở'

Hơn 2 năm nay, người dân ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh,… (tỉnh Long An), rất phấn khởi vì nuôi cá cho thu nhập cao.

Nhiều người đã mua hoặc thuê đất để đầu tư nuôi cá, tuy nhiên, hơn 7 tháng qua, người nuôi bị điêu đứng vì giá các loại cá bị rớt thê thảm.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đến những hộ nuôi cá của huyện Thạnh Hóa. Phần lớn người nuôi cá hiện đang “chết dở, sống dở” vì cá không bán được hoặc bán với giá rất thấp, trong khi nợ từ vốn vay ngân hàng không thể trả.

Theo anh Nguyễn Văn Cường, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, do giá cá giảm nên người nuôi chần chừ kéo dài thời gian chờ giá lên. Tuy nhiên, càng kéo dài càng lỗ thêm.

Gia đình anh Cường vừa nuôi cá, vừa bán cá cá giống cũng nằm trong tình trạng thua lỗ từ 50-60 triệu đồng.

“Giá cá xuống quá thấp khiến người nuôi thua lỗ nhiều. Trung bình gía thành nuôi từ 30.000-35.000 đồng/kg, nhưng chỉ bán được 23.000 đồng. Đó là chưa kể đến những con cá lớn quá hoặc nhỏ quá thương lái cũng không mua. Nếu tính bình quân, cá chỉ dao động 14-17 ngàn đồng/kg, như vậy lỗ quá lớn,” anh Cường tâm sự.

Theo anh Cường, do nuôi cá thua lỗ nặng nên bà con muốn bỏ nghề. Nhiều hộ vay nợ để nuôi cá giờ đây mất khả năng chi trả.

“Gia đình tôi đang lấp một số diện tích ao để chuẩn bị cho việc kinh doanh buôn bán,” anh Cường nói.

Còn anh Phan Văn Phong, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, cũng đang hoảng hốt vì thua lỗ quá nặng. Vào thời điểm tháng 9 năm 2016, anh còn hồ hởi đón tiếp chúng tôi khi đến ghi hình phong trào nuôi cá trê vàng lai đang ăn nên làm ra.

Thế nhưng, trên chính những ao nuôi này, giờ yên ắng lạ thường. Chủ nhân ao nuôi cũng từ chối tiếp chuyện với chúng tôi. Bởi lẽ, anh không còn tâm trạng khi con số thua lỗ vào việc đầu tư nuôi cá đã lên đến tiền tỷ.

Không chỉ các hộ nuôi cá mà các đại lý thức ăn cho cá cũng vướng vào khó khăn. Như trường hợp ông Nguyễn Văn Trãi, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, cũng “vướng” hơn 300 triệu tiền bao tiêu thức ăn, thuốc thủy sản cho các hộ nuôi, chưa thể thu hồi được.

Theo ông Trãi, bà con nuôi cá đa phần là đi vay vốn. Việc phát triển nuôi cá quá nhanh với diện tích nuôi thả lớn, trong khi giá cả thị trường tuột dốc khiến người chăn nuôi không trụ nổi.

Theo thống kê Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Hóa, trên địa bàn huyện có 878ha nuôi cá các loại. Tuy nhiên đã có 30-40% diện tích ao bị người dân san lấp.

Ông Lê Hữu Tàu - Phó Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thạnh Hóa, cho rằngtrước thực trạng trên, ngành nông nghiệp đã phối hợp với một số ngành chức năng định hướng cho bà con không nuôi tràn lan. Ưu tiên trong tổ hoặc tổ hợp tác phải có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hạn chế nuôi không đúng theo quy hoạch.

Ông Phạm Phú Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An, cho biết, các hộ nuôi con cá trê, cá rô, cá lóc, người dân hiện nay thiệt hại rất lớn. P hong trào nuôi phát triển tự phát nhanh, có hiện tượng cung vượt cầu. Chính nhiều yếu tố này đã tạo nên giá rất thấp.

“Đứng về chuyên môn, chúng tôi khuyến cáo bà con nên cẩn thận vệ sinh ao đầm thật kỹ. Nếu có nuôi lại chọn nguồn giống thật chuẩn, thả mật độ thưa, khoảng 30-50% so với mật độ trước đây. Cụ thể con cá rô chỉ thả 20-25 con/m2 (trước đây thả 50-60 con/m2), để giảm chi phí cũng như an toàn về dịch bệnh giúp người nuôi đạt hiệu quả cao hơn,” ông Phạm Phú Hùng khuyến nghị.

VIETNAM+
Đăng ngày 19/05/2017
Thanh Bình
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 17:25 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:25 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:25 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:25 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:25 28/12/2024
Some text some message..