Giá thủy sản nuôi tăng cao, nông dân phấn khởi

Hiện nay, giá nhiều mặt hàng nuôi trồng thủy sản tăng khá cao, đặt biệt là cá tra thịt và cá tra giống đạt đỉnh điểm trong những năm trở lại đây. Việc giá thủy sản tăng mang đến phấn khởi cho người nuôi sau những năm đầy khó khăn.

Giá thủy sản nuôi tăng cao, nông dân phấn khởi
Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung, giá một số mặt hàng thủy sản nuôi: điêu hồng, cá tra, cá lóc, ếch, thát lát cườm…liên tục tăng. Hiện nay, giá cá tra thịt trắng (loại 0,7 – 0,8 kg/con) hiện dao động ở mức từ 34.000 – 36.000 đồng/kg cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 là 6.300 – 6.700 đồng/kg. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu cá tra thuận lợi, giá thành sản xuất khoảng 24.000 đồng/kg với giá bán như trên người nuôi lãi khoảng 9.000 – 11.000 đồng/kg.

Giá thương phẩm các loại thủy sản khác ở Đồng Tháp: cá sặc rằn loại 5-6 con/kg dao động 60.000 - 65.000 đồng/kg tăng 10.000 – 13.000 đồng; ếch 3-5 con/kg giá 36.000 – 40.000 đồng/kg; cá lóc loại > 0,5kg/con giá 38.000 – 40.000 đồng/kg tăng 7.000 – 8.000 đồng; điêu hồng giá 40.000 – 41.000 đồng/kg, mặc dù giá nhiều mặt hàng nuôi tăng cao, tuy nhiên hộ nuôi vẫn không có nguồn cung để xuất bán. Nguyên nhân một phần do nguồn cung giảm, một số hộ do bị thua lỗ trong những đợt thả nuôi trước do giá giảm sâu dẫn đến treo ao hoặc chuyển sang hình thức sản xuất khác cộng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, trong khi đó, nguồn cung con giống thì hạn chế. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, một hộ nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tiền tại huyện Cao Lãnh có 5 vèo nuôi cá điêu hồng thương phẩm vừa mới thu hoạch, trừ hết tất cả chi phí bà lãi khoảng 100 triệu đồng. Dự kiến sau khi thu hoạch, bà phấn khởi sẽ tiếp tục tái thả nuôi trong tháng sau.

Do nhu cầu thả nuôi tăng cao, nhu cầu con giống trên thị trường cung không đủ cung cấp. Giá các loại giống thủy sản: giống cá tra (cỡ 28-30 con/kg) dao động 68.000 – 70.000 con/kg; diêu hồng (cỡ 35 con/kg) dao động 51.000 – 52.000 đồng/kg; cá lóc (cỡ 50-80 con/kg) dao động 750 - 800 đồng/con, tôm càng xanh (cỡ 80.000-90.000 con/kg) dao động 100-200 đồng/con. Theo các nhà chuyên môn, sản lượng cá tra giống hiện nay chỉ trên 2 tỷ con, rất thấp so với nhu cầu nguồn cá bột đầu vào là khoảng 30 tỷ con, hay nói cách khác là tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi cá tra giống đang giảm. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh cùng sự biến động lớn của các yếu tố môi trường, cá khó ương nuôi, bị hao hụt nhiều, khiến sản xuất cá tra giống gặp nhiều khó khăn. Nguồn cung cá giống khan hiếm, cùng với nhu cầu thả bù hao hụt cao đẩy giá tiếp tục tăng so với tháng trước.

Ông Phan Minh Thành ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, sau hai tháng ương nuôi, vừa mới xuất bán cá giống Điêu hồng với sản lượng 7 tấn trên tổng số 5000 m2 diện tích mặt nước ương nuôi, với giá bán 48.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí hộ nuôi có lãi khoảng 150 triệu đồng. Ông cho biết thêm, “so với khi ương nuôi các loài khác thì cá điêu hồng dễ hơn do dịch bệnh không nhiều, tỷ lệ sống cao, vốn đầu tư ít và dễ xoay vòng vốn”.

Còn theo các hộ dân nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, với mức giá trên tăng hơn trung bình của năm 2017 và các năm trước thì hy vọng thu hồi được một phần vốn, đồng thời có động lực để tiếp tục thả nuôi vụ mới. Một số hộ phấn khởi vì mới thu hoạch được một đợt có giá: “Trong nghề nuôi cá này đảm bảo có giá là chúng tôi phấn khởi rồi, hy vọng giá bán thủy sản sẽ ổn định lâu, để tiếp tục đầu tư cho vụ cuối năm 2018 và trong năm 2019”. 

Theo nhận định, từ đây đến cuối năm giá một số loài thủy sản nuôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển ổn định trên mức trung bình của giá thành sản xuất đủ người dân có lãi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo trong thời gian tới giá tôm sẽ tiếp tục tăng. Đối với ngành cá tra, từ nay đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao đặc biệt là thị trường Trung Quốc do nguồn cung vào dịp cuối năm của nước này cao.

Được biết, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích ương nuôi thủy sản trọng điểm và lớn khu vực ĐBSCL, và tỉnh đang từng bước xây dựng các chuỗi giá trị thủy sản góp phần vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đăng ngày 25/10/2018
THANH TÂM
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 21:00 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 21:00 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 21:00 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:00 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 21:00 26/12/2024
Some text some message..