Giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm sâu, còn 60.000 đồng/kg

Giá tôm ở miền Tây hiện thấp hơn chi phí giá thành, nên nhiều người dân không dám thả nuôi, nhiều nơi phải treo ao chờ.

Nhá tôm
Tôm nguyên liệu tiếp tục giảm giá làm người nuôi lao đao. Ảnh: KHẮC TÂM

Ngày 18-7, bà Quách Thị Thanh Bình - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng - cho biết giá tôm nguyên liệu những ngày qua tiếp tục giảm sâu. Hiện giá tôm thẻ cỡ 100 con/kg bán tại ao chỉ còn 60.000 đồng, giảm trên 45.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2022.

Theo bà Bình, với giá tôm giảm mạnh như vậy, người nuôi tôm không dám mạo hiểm thả giống vì sợ bị lỗ.

"Thời điểm này năm 2022, Sóc Trăng thả nuôi tôm hết diện tích. Dự kiến năm nay Sóc Trăng thả nuôi tôm nước lợ khoảng 51.000ha. Tuy nhiên đến thời điểm này chỉ mới thả nuôi được chừng 70% diện tích. Người dân đang theo dõi giá tôm để quyết định có nên thả giống hay không", bà Bình cho biết.

Ông Nguyễn Văn Tèo - nông dân nuôi tôm ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng - cho biết chưa bao giờ giá tôm nguyên liệu giảm thê thảm như năm nay. Theo ông Tèo, từ đầu năm 2023 đến nay, giá tôm rớt không phanh khiến người nuôi lao đao.

"Nếu nuôi tôm giỏi, tỉ lệ thành công cao thì chi phí nuôi đạt cỡ 100 con/kg dao động 70.000 - 75.000 đồng. Trong khi giá bán hiện chỉ có 60.000 đồng/kg. Chưa nuôi đã nắm chắc lỗ, tội gì thả nuôi để mang nợ", ông Tèo nói.

Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - cho biết theo thông lệ và diễn biến vừa qua, hầu hết nhận định thị trường sẽ phục hồi vào nửa cuối năm.

"Thực tế đến giữa tháng 7 cho thấy thị trường có hồi phục từng bước nhưng còn chậm và giá tiêu thụ chưa cải thiện chút nào. Có thể nguồn cung tôm giá rẻ từ Ecuador dồi dào. Cần thời gian để nhìn nhận xu thế rõ nét hơn. Hy vọng thị trường cuối năm sẽ hồi phục, ngành thủy sản đạt mục tiêu đặt ra", ông Lực nhận định.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 18/07/2023
Khắc Tâm
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 19:48 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 19:48 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 19:48 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 19:48 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 19:48 29/04/2024