Giá tôm và sản lượng tôm châu Á đang tăng theo nhu cầu

Ông Jim Gulkin, Giám đốc điều hành của tập đoàn Siam Canada tại Bangkok dự đoán: Nhìn chung, sản lượng tôm ở châu Á sẽ tăng từ 5 đến 10% trong năm nay so với năm 2016, nhưng sẽ có một số diễn biến bất thường quan trọng ở các khu vực sản xuất chính.

Giá tôm và sản lượng tôm châu Á đang tăng theo nhu cầu
Giá tôm và sản lượng tôm châu Á đang tăng theo nhu cầu

Sản lượng của Thái Lan tăng lên trong năm nay, ông Gulkin nói với SeafoodSource rằng ông hy vọng tăng khoảng từ 10 đến 15% so với năm ngoái. Nhưng ông nói thêm rằng sự cạnh tranh về tôm nguyên liệu giữa các nhà chế biến rất gay gắt với nhiều đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ lớn của Hoa Kỳ và các chuỗi nhà hàng ăn nhanh (QSR).

Ông cho biết: “Các nông dân trong năm nay đang tập trung vào tôm kích cỡ lớn hơn và tôm kích cỡ trung bình và nhỏ hơn mà nông dân Thái Lan đã thu hoạch theo truyền thống có sản lượng thấp hơn nhiều. Thêm vào đó, các thương nhân Trung Quốc đã mua rất nhiều trong năm nay, mua trực tiếp từ các ao và thuê các cơ sở sơ chế để đóng gói tôm không đầu còn nguyên vỏ HLSO thành các kiện hàng và vận chuyển chúng đến Trung Quốc”.

Ông nói điều này đã gây áp lực rất lớn cho giá tôm nguyên liệu, và do đó giá tôm Thái Lan vẫn giữ nguyên trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017.

Ở Inđônêxia, giá tôm nhìn chung có tính cạnh tranh trong năm nay so với giá tôm từ các nước châu Á khác, nhưng đất nước này cũng đang phải vật lộn với các vấn đề dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất. Trong khi diện tích nuôi tôm gia tăng đã giảm thiểu những thách thức này ở một mức độ nào đó, Gulkin tin rằng sản lượng của Inđônêxia trong năm nay có thể thấp hơn năm 2016 khoảng 5%.

Ông nói: Nhưng quốc gia này nên tăng sản xuất từ ​​tháng 10 hoặc tháng 11.

Ngành tôm của Trung Quốc cũng tiếp tục bị thách thức trong năm nay với dịch bệnh, ô nhiễm công nghiệp, tôm giống chất lượng kém và nguồn thức ăn chất lượng thấp góp phần gây ra các vấn đề về sản xuất. Theo Gulkin, thực tế, vụ tôm đầu tiên của nước này trong năm nay được coi là thất bại.

Do đó, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung tôm từ các nước châu Á khác, cũng như châu Mỹ Latinh để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như cho các nhà chế biến của nước này.

Trong khi đó, nhu cầu tôm sú vẫn duy trì mức cao và giá cả tiếp tục tăng cao. Giá tôm chân trắng và tôm sú từ Việt Nam sẽ vẫn còn ổn định trong quý 2 năm 2018.

Ở Ấn Độ, sản lượng tôm chân trắng năm 2017 dự kiến ​​sẽ tăng từ 10 đến 15% so với năm ngoái, trong khi Ấn Độ cũng đang tích cực vượt qua các vấn đề về sản xuất và năng lực chế biến.

“Cũng như các nước khác, Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức của dịch bệnh, nhưng diện tích nuôi đang tăng lên do năng lực chế biến của các nhà máy mới cũng như việc mở rộng các nhà máy hiện có. Sản lượng tôm nguyên liệu của Ấn Độ rất cao vào đầu tháng 7 và giá tôm nguyên liệu bắt đầu giảm. Tuy nhiên, vì các nhà chế biến đã có nhiều đơn đặt hàng và dự đoán rằng sản lượng sẽ giảm đáng kể vào tháng 7, giá thành và giá cước vận chuyển C & F sẽ không bao giờ giảm đáng kể. Vụ thu hoạch chính này hầu hết đã được hoàn thành và giá tôm nguyên liệu do đó đã tăng trở lại”.

Gulkin nói thêm rằng các nhà chế biến tôm của Ấn Độ vẫn có những đơn đặt hàng quan trọng và khi thời điểm đỉnh cao sản xuất của nước này đã qua, giá sẽ được duy trì ít nhất đến giữa quý 2 năm 2018.

Giá tôm sú từ Bangladesh cũng sẽ ổn định trong năm nay - tương ứng với mức sản lượng tương đương với năm ngoái và thấp hơn năm 2015.

Ông Gulkin cho biết: Về thị các trường tiêu dùng cuối cùng, nhu cầu và tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm nay, trong khi Nhật Bản “chủ yếu là không thay đổi”. Ở châu Âu, thị trường tôm vẫn ở trong tình trạng trầm lắng, nhưng năm nay đã có một số cải thiệnso với năm 2016. Đặc biệt có sự gia tăng đáng kể về tiêu thụ ở Anh.

Gulkin cho biết: “Về giá gốc, giá đã xuống mức đáy của thị trường và thoát khỏi mức đáy này. Dự đoán, giá sẽ tăng lên một mức độ nào đó, mặc dù không có biến động lớn. Giá tôm của hầu hết các quốc gia sẽ vẫn chủ yếu duy trì ở mức này vào quý 2 năm 2018”.

TCTS
Đăng ngày 17/08/2017
HNN (Theo siamcanadian.com)
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 17:21 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 17:21 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 17:21 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 17:21 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 17:21 18/11/2024
Some text some message..