Giải bài toán nước sạch cho nuôi tôm

Để nuôi tôm siêu thâm canh nhất thiết phải giải được bài toán về môi trường. Bên cạnh đầu tư hạ tầng thủy lợi của Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân cần chuẩn hóa các mô hình nuôi hiệu quả theo các quy mô khác nhau để nhân rộng.

Nhá tôm
Nuôi tôm siêu thâm canh đem lại năng suất cao vượt trội nhưng đi kèm đó là các vấn đề về môi trường cần kiểm soát và giải quyết triệt để từ khâu quy hoạch, thủy lợi đến thực thi tại các trại nuôi. Ảnh: Q.ĐỊNH

Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, hiến kế giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được nêu tại hội thảo "Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm" ở Bạc Liêu vào ngày 21-7 do báo Tuổi Trẻ phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Nhận diện "thủ phạm" gây ô nhiễm

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Văn Thiều - chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - cho biết những năm gần đây nghề nuôi tôm ngày một phát triển, từ đó tạo nên thách thức về môi trường. Nếu chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt không xử lý ô nhiễm và xả thải sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai.

Ông Đặng Văn NgọcÔng Đặng Văn Ngọc - giám đốc HTX 30/4 tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Quang Định

Ông Đặng Văn Ngọc, giám đốc Hợp tác xã 30 Tháng 4 (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), cho biết trước đây nuôi tôm rất dễ vì môi trường sạch. Tuy nhiên, từ khi có phong trào nuôi tôm siêu thâm canh với việc thay nước nhiều, cho tôm ăn nhiều, mật độ nuôi cao đã gây ra áp lực lớn đến môi trường nuôi, nhất là chất thải.

Trước kia cho tôm ăn chỉ 100kg, nay cho ăn 1 tấn mà tôm chỉ hấp thụ 40%, còn lại 60% thải ra môi trường. Ngoài ra, nhiều nhà máy chế biến, sơ chế tôm không xử lý tốt chất thải, nước thải rồi đổ ra môi trường, người dân trong khu vực phải gánh chịu.

Ông Phạm Văn Thiều khẳng định môi trường là yếu tố sống còn trong ngành tôm. Do đó thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý với quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành công nghiệp tôm phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Ông Lê Văn Sử, phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng nuôi tôm siêu thâm canh dù diện tích không lớn nhưng đã tạo ra những bất cập lớn về môi trường. Các địa phương muốn có vùng nuôi tập trung, nhưng do không có quy hoạch bài bản, lại thiếu cơ chế chính sách để thực hiện mục tiêu này.

Tìm mô hình mẫu "sống chung" với hạ tầng yếu

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất phải tăng cường đầu tư hạ tầng thủy lợi cho ĐBSCL, nhất là vùng bán đảo Cà Mau, tuy nhiên trước khi có sự đầu tư này, người dân cũng cần tự tìm cách "sống chung" một cách hiệu quả nhất.

Ông Lê Văn Sử cho rằng việc đầu tư hạ tầng thủy lợi là rất cần trong bối cảnh hiện nay. Trước mắt nên có dự án thí điểm bằng hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi một cách đồng bộ, tập trung để những người có nguyện vọng nuôi tôm siêu thâm canh đăng ký vào nuôi.

Tuy nhiên, ông Sử cũng lưu ý trong bối cảnh hạ tầng thủy lợi còn yếu kém và Nhà nước chưa đầu tư được như mong muốn, người dân và doanh nghiệp có thể áp dụng triệt để việc xử lý nước trong khuôn viên hộ nuôi. Bằng việc thiết kế ao nuôi tốt sẽ giúp hộ nuôi giải quyết được bài toán ô nhiễm trước mắt, đồng thời cũng giúp chính quyền trong bối cảnh nguồn lực có hạn.

Ông Võ Quan HuyÔng Võ Quan Huy - chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng. Ảnh: Quang Định

Ông Võ Quan Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), đề xuất cần đưa ra những mô hình nuôi tốt rồi xây dựng thành quy chuẩn nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao nhằm bảo vệ môi trường.

Ông Hồ Quốc Lực - tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) - chia sẻ doanh nghiệp này đang nuôi siêu thâm canh hơn 500ha tôm. Công ty đã có giải pháp xử lý môi trường để hạn chế tối đa tiêu cực với hộ dân xung quanh.

Đó là sử dụng vi sinh xử lý chất thải, nước thải và chừa một diện tích rất lớn trong tổng diện tích nuôi để làm khu lắng cặn, hạn chế chất thải ra môi trường. "Hội thảo này nâng dần ý thức chúng tôi hơn, chúng tôi cố gắng tìm giải pháp tốt hơn nữa để nước đầu ra đạt quy định chung", ông Lực bày tỏ.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 23/07/2023
C. Quốc, N. Trí, K.T.M, T. Huyền
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:16 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:16 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:16 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:16 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 13:16 24/11/2024
Some text some message..