Giải pháp giảm thất thoát sau khai thác

Để tránh thất thoát thủy sản sau khai thác, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều giải pháp như tổ chức khai thác đúng quy trình và kỹ thuật trước khi bảo quản, khuyến khích chủ tàu cải tạo hầm bảo quản, xây dựng mô hình chuỗi liên kết… để sản phẩm có chất lượng phục vụ XK.

Giải pháp giảm thất thoát sau khai thác
Để giảm thất thoát sau khai thác, cá được bảo quản đúng quy trình

Khánh Hòa là trung tâm chế biến hải sản XK của miền Trung, với 44 DN tham gia XK thủy sản, trong đó các DN XK cá ngừ hàng đầu như: Cty TNHH Hải Vương, Thịnh Hưng, Hoàng Hải, Tín Thịnh, Đồ hộp Khánh Hòa… GDP trong lĩnh vực thủy sản chiếm 50 - 60% tổng GDP ngành nông nghiệp tỉnh. Năm 2018, ngành thủy sản Khánh Hòa phấn đấu kim ngạch XK thủy sản đạt triệu 575 USD, tăng 5% so với năm 2017.

Tuy nhiên ngành đánh bắt thủy sản, nhất là khai thác cá ngừ còn bộc lộ nhiều bất cập như tàu thuyền nhỏ, trang thiết bị, công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm thủ công... gây thất thoát lớn sau thu hoạch.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa: Sở dĩ có tình trạng này do trước đây các tàu cá của ngư dân hầu hết được đóng bằng vật liệu gỗ. Sản phẩm khai thác được bảo quản chủ yếu bằng phương pháp truyền thống là hầm đá. Việc ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến trên tàu cá vỏ gỗ cũng khó áp dụng, do đó chất lượng bảo quản đạt hiệu quả không cao.

Bên cạnh đó ngư dân cũng chưa được trang bị các kiến thức cần thiết trong khai thác, sơ chế, bảo quản… Ngoài ra các yếu tố như ngư cụ khai thác; đối tượng khai thác; thời gian bốc dỡ sản phẩm… cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác được.

Theo đánh giá các chuyên gia chất lượng sản phẩm sau thu hoạch bị thất thoát cao nhất là nghề lưới kéo 37,8% và thấp nhất là nghề lưới rê thu ngừ 18,2%.

Các chủ tàu khai thác thủy sản cũng nhìn nhận một cách khách quan việc bảo quản sản phẩm dùng hầm chứa đá lạnh có nhiệt độ dao động từ 0 - 5 độ C, thời gian bảo quản tốt nhất không quá 10 ngày.

Trong khi đó, mỗi chuyến biển của các tàu khai thác xa bờ kéo dài từ 20 - 25 ngày, thậm chí lên đến cả tháng. Do đó trong quá trình ướp cá bằng đá lạnh nếu không cẩn thận sẽ khiến các cạnh sắc nhọn làm trầy xước da cá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào thịt, khiến chất lượng bị sụt giảm. 

Trước những trăn trở của ngư dân làm sao giảm thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, Chi cục đang hướng dẫn cho thuyền trưởng, thuyền viên làm việc trên tàu chú ý tổ chức khai thác đúng quy trình và kỹ thuật trước khi bảo quản. Để nâng cao chất lượng cá ngừ đánh bắt thì cách sơ chế nhanh chóng khi đưa lên tàu. Theo đó, thời gian sơ chế cá từ lúc đưa lên tàu đến khi đưa vào hầm bảo quản không quá 30 phút.

Cá sau khi đánh bắt được móc đầu kéo nhanh lên tàu đặt trên miếng đệm lót bằng bọt biển. Sau đó, dùng chày (vồ) để đập cá. Tiếp đến dùng que sắt nhọn giết cá và phá tủy sống. Sau khi làm chết cá, dùng dao nhọn đâm vào phía sau, cách vây ngực 2cm và sâu 2 - 3cm để máu chảy ra.

Bước tiếp theo là dùng dao rạch dọc bụng cá từ hậu môn trở lên dài chừng 10 - 15cm, luồn tay vào kéo toàn bộ nội tạng ra ngoài. Tiếp đó, dùng vòi nước rửa sạch khoang bụng và dùng bàn chải mềm chà nhẹ trong mang và rửa sạch. Dùng đá lạnh xay nhét đầy bụng và mang cá khi đưa vào hầm bảo quản.

Tuy nhiên khâu bảo quản cũng rất quan trọng. Do đó, Chi cục khuyến khích chủ tàu đầu tư các máy móc trang thiết bị bảo quản tiên tiến, cải tạo hầm bảo quản sử dụng xốp thổi PU… để tăng thời gian giữ nhiệt đá lâu hơn, ổn định hơn so với hầm vách xốp truyền thống.

Về vấn đề này, ngư dân Trần Ngọc Đông ở phường Xương Huân, TP Nha Trang (Khánh Hòa) - chủ tàu composite KH 93645 TS, công suất 800CV xác nhận hầm vật liệu PU foam có ưu điểm giữ nước đá lên đến 95% và tỷ lệ cá đạt chất lượng cũng đạt 95%. Ngoài ra, hầm bảo quản này còn nâng cao chất lượng VSATTP...

Bên cạnh các giải pháp trên, Chi cục Thuỷ sản đẩy mạnh các mô hình chuỗi liên kết để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản sau khai thác, gắn với tiêu thụ. Cụ thể là mô hình khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi giữa Tổ hợp tác Nghề cá Phước Đồng (hơn 100 tàu) với Cty TNHH Thịnh Hưng.

Nhờ liên kết mà các chủ tàu được Cty hỗ trợ dụng cụ, quy trình kỹ thuật cho các tàu tham gia chuỗi nhằm nâng cao chất lượng sơ chế bảo quản sản phẩm; đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá ngừ theo giá thị trường và hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg cho toàn bộ lô cá ngừ sau khai thác có 10% số sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất (tiêu chuẩn hàng Bay hoặc Fillet, được cột dây màu đỏ). Cty đã thu mua được sản phẩm có chất lượng sau khai thác, ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến XK.

Cuối tháng 11/2018, chuỗi liên kết tiêu thụ cá ngừ giữa Công ty TNHH T-H và Tổ hợp tác nghề cá Trường Sa cũng được ký kết và đi vào hoạt động, thúc đẩy ngư dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị… nhằm nâng cao chất lượng thủy sản, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch.

NNVN
Đăng ngày 12/12/2018
Kim Sơ
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 05:38 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:38 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 05:38 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 05:38 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 05:38 15/01/2025
Some text some message..