Giảm bớt áp lực cho ngành hàng cá tra

Dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, xuất khẩu cá tra sụt giảm mạnh, kéo theo hàng loạt hệ lụy, người nuôi đang thua lỗ trên 3.000 đồng/kg, công nhân ở các nhà máy chế biến thay phiên nhau nghỉ việc để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp…

Vận động người dân chuyển sang nuôi các đối tượng khác để giảm bớt áp lực cho ngành cá tra.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi

Trước thực tế này, để giảm bớt áp lực cho ngành hàng cá tra, tỉnh đang vận động ngư dân chuyển 500ha mặt nước nuôi cá tra kém chất lượng sang nuôi các đối tượng thủy sản khác (có giá trị kinh tế), như: cá chình, thác lác cườm, lươn, ếch, cá điêu hồng, cá lóc, cá trạch bùn… để vừa đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, vừa giảm bớt sản lượng cá tra, hạn chế áp lực trong khâu tiêu thụ cho ngành hàng này.

Để thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế thủy sản tỉnh đã kết hợp các địa phương, như: TP. Châu Đốc, Châu Phú, Phú Tân (An Giang) mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân nuôi lươn, ếch, cá lóc; trang bị kiến thức và hướng dẫn ngư dân quy trình chọn lựa con giống, xử lý nước trong ao nuôi cũng như việc hình thành liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Qua các lớp tập huấn này, hiệp hội tiếp tục vận động ngư dân đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình tổ liên kết để các bên trong chuỗi chủ động được khâu tiêu thụ sản phẩm.

Từ cuối năm 2019 đến nay, việc xuất khẩu cá tra gặp khó khăn dẫn đến hệ lụy các mặt hàng cá chợ, như: điêu hồng, rô phi, cá lóc, cá rô cũng rớt giá, riêng mặt hàng lươn vẫn còn giữ được giá bán. Thực tế cho thấy, khi xuất khẩu gặp khó thì thị trường nội địa không tránh khỏi rủi ro. “Cá tra xuất khẩu hạn chế, người nuôi cá tra mang cá ra chợ truyền thống bán, từ đó gây áp lực lên các mặt hàng cá chợ. Nhiều năm qua, tình trạng này được lặp đi, lặp lại nhiều lần nhưng cơ quan quản lý chưa đưa ra được giải pháp xử lý triệt để” - ông Trương Hữu Phong (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) chia sẻ.

Năm 2020 đến nay, trong khi các mặt hàng cá chợ bị rớt giá thì con lươn có giá rất cao. Có thời điểm nông dân xuất bồn bán được với giá 210.000 đồng/kg. Với giá bán này, người nuôi có lợi nhuận tương đối cao. “Cái khó của ngư dân hiện nay là không dự đoán được thị trường, thiếu thông tin trong lĩnh vực mình đang làm, từ đó dẫn đến rủi ro rất cao. Nếu thấy con lươn giá cao, mọi người đổ xô nuôi thì đến thời điểm tiêu thụ, giá sẽ giảm và thua lỗ xảy ra. Nuôi làm sao cho thị trường vừa đủ tiêu thụ để hạn chế rủi ro là việc ai cũng muốn nhưng không làm được…” - bà Trần Thị Kiểu (xã Vĩnh Xương) bày tỏ.

Khai thác thị trường nội địa

Khai thác thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm cá tra là câu chuyện đã được đặt ra từ năm 2000-2002, khi Hiệp hội Các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ không cho cá tra Việt Nam mang tên Cassfish. Khi ấy, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang ra đời. Bằng sự kết hợp giữa hiệp hội và các doanh nghiệp (DN) chế biến trong tỉnh, An Giang đã đưa cá tra ra các tỉnh phía Bắc, lên Tây Nguyên, vào các binh đoàn của quân đội để tiêu thụ.

Song do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố về chi phí vận chuyển cao, mạng lưới phân phối chưa được xác lập bài bản, cùng với đó là công tác truyền thông chưa mang tính chuyên nghiệp, nên chương trình đưa cá tra ra thị trường nội địa thời điểm đó “bị gãy” và từ đó đến nay, nhiều DN, nhà quản lý vẫn nhắc đến thị trường nội địa như là một “cứu cánh” của ngành hàng cá tra khi ngành hàng này gặp sự cố trong hàng xuất khẩu. Do chưa có cơ chế hỗ trợ các DN tiên phong mở đường hình thành kênh phân phối bài bản, đến nay việc tiêu thụ sản phẩm cá tra ở thị trường nội địa vẫn chưa như mong muốn.

“Để quảng bá hình ảnh cá tra ra thị trường nội địa, phải đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng mạnh mẽ, lâu dài. Muốn vậy, Nam Việt kiến nghị Chính phủ, hỗ trợ các DN chi phí quảng cáo vào “giờ vàng” trên VTV, HTV, Vĩnh Long và các cơ quan truyền thông khác. Có vậy, DN mới vực dậy thị trường nội địa một cách nhanh chóng” - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới kiến nghị.

Áp lực trong khâu tiêu thụ của ngành hàng cá tra hiện nay là rất lớn, bởi nhìn vào số liệu của năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 cho thấy, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,49 tỷ USD, với sản lượng 1,56 triệu tấn, giảm 25,5% so năm 2019; trong khi diện tích nuôi của toàn vùng vẫn duy trì ở mức 5.700ha và có đến 120 cơ sở chuyên sản xuất con giống.

Như vậy, sản lượng cá tra thương phẩm ra thị trường là rất lớn, trong khi cả thế giới vẫn còn đang tập trung phòng, chống dịch bệnh COVID-19; nếu không tìm cách giảm bớt diện tích, sản lượng nuôi thì ngành hàng này khó vượt qua điệp khúc mất cân đối cung - cầu. Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản cùng với đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa để giảm bớt áp lực cho ngành hàng cá tra là việc phải làm.

Cùng với đó, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ DN tiên phong mở rộng thị trường, quản lý chặt quy hoạch nuôi để sản lượng không tăng đột biến, có vậy thì ngành hàng cá tra mới có thể phát triển ổn định và bền vững.

“Để giảm bớt áp lực trong khâu tiêu thụ sản phẩm cá tra, sau khi dịch bệnh COVID-19 tạm lắng, ngoài việc mở lại thị trường tiêu thụ cá tra tại các quốc gia phát triển, chúng tôi đề xuất cần có một tổ chức chuyên bán sản phẩm cá tra cho thị trường trong nước, bởi với dân số gần 100 triệu dân như hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ cá tra rất tốt…” - TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam đề xuất.
Báo An Giang
Đăng ngày 11/03/2021
Minh Hiển
Nuôi trồng

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:59 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:59 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:59 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:59 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:59 19/04/2024