Giám sát cá, khô nhiễm chất cấm cách nào?

Nhìn bằng mắt thường không thể biết được cá, khô có nhiễm kháng sinh, chất cấm hay không.

kinh doanh cá
Kinh doanh cá ở chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC

Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng bài “Cá và khô cũng nhiễm chất cấm” (12-4), nhiều bạn đọc tỏ vẻ e ngại khi sử dụng một số thực phẩm thủy sản.

Tại chợ An Sương (phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM), bà Hoa tần ngần trước vựa bán cá kèo. “Chồng và hai con tôi khoái món cá kèo nấu lá giang nên tuần nào tôi cũng nấu. Sáng nay định cho cả nhà ăn món này nhưng đọc báo biết cá kèo nuôi có thể nhiễm chất cấm khiến tôi do dự” - bà Hoa nói.

“Lâu nay cứ ngỡ thịt heo với rau nhiễm chất cấm, giờ “đẻ” thêm cá và khô. Riết không biết mua món gì cho an toàn bữa cơm gia đình” - chị bạn hàng trái cây tên Liên chặc lưỡi.

Phải quản lý “đầu nậu”

Ông Nguyễn Thanh Bình từng làm nghề nuôi cá ở tỉnh Bạc Liêu, giờ đang kinh doanh cá kèo trong chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM). Ông Bình cho biết theo quy trình, cá phải được “nuôi lưu” để thải hết hóa chất trong cơ thể, sau đó mới thu hoạch. “Do nhiều người thu hoạch sớm nên tồn dư chất cấm còn trong cá là điều không tránh khỏi” - ông Bình nói.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cho biết bằng cảm quan không thể phân biệt cá nhiễm hay không nhiễm chất cấm mà phải phân tích. “Ngoài dùng hóa chất cấm xử lý nguồn nước và diệt ký sinh trùng, người nuôi cá còn sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho cá. Và cần khoảng thời gian nhất định con cá mới thải loại hết thuốc” - ông Vĩnh nói.

Thông thường đầu nậu ở các tỉnh đứng ra thu mua cá của nhiều người nuôi rồi phân phối lại cho các tiểu thương. Nếu phát hiện cá nhiễm chất cấm, đầu nậu không thể biết cá do người nào nuôi nên không thể truy xuất. “Do vậy, cơ quan chức năng các tỉnh phải đưa đầu nậu vào diện quản lý, buộc ghi chép sổ sách theo dõi khi thu mua cá từ người nuôi. Chỉ có như thế mới mong truy tìm được nguồn gốc cá nhiễm chất cấm” - ông Vĩnh cho biết.

“Cơ quan chức năng các tỉnh cũng cần giám sát chặt những người nuôi cá. Hướng dẫn người nuôi sử dụng những hóa chất và kháng sinh cho phép, kể cả thời gian “nuôi lưu” trước khi thu hoạch” - ông Vĩnh nêu quan điểm.

Chủ yếu bằng niềm tin và uy tín

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, một người nuôi cá tra ở An Giang, cho biết người nuôi cá đầu tư vào ao nuôi và con cá với số vốn rất lớn 5-10 tỉ đồng nên chẳng ai dại gì mà để xảy ra dư lượng kháng sinh hay chất cấm. Theo ông Nguyên, quy trình sản xuất, nuôi cá đều có khâu kiểm soát trước khi xuất bán bằng máy kiểm nghiệm kháng sinh. Chỉ cần xảy ra trường hợp có dư lượng thuốc kháng sinh hay nhiễm hóa chất từ nguồn nước ao nuôi sẽ dẫn đến không chỉ thiệt hại cho người nuôi mà cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Cũng theo ông Nguyên, việc kiểm tra phát hiện cá, khô bán ở chợ đầu mối Bình Điền “dính” chất cấm, có thể là các hộ nhỏ lẻ, quy mô dưới 30 tấn. “Những hộ nuôi dạng này không quan tâm mấy đến nguồn nước và có khi 15-20 ngày mới lấy nước và thay nước vào ao, nên khi chế biến con cá làm khô thì dư lượng chất cấm vẫn còn tồn tại” - ông Nguyên nói.

Một chủ cơ sở chuyên sản xuất khô cá lóc có bề dày 30 năm ở huyện Thoại Sơn, An Giang cho biết cơ sở của ông chế biến khô cá lóc từ 100% nguyên liệu cá tươi sống và quy trình chế biến sạch, sản phẩm khi xuất bán đều đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. “Tuy nhiên, cái khó là chưa thể xác định cá lóc sống khi mua từ các vựa về liệu có đảm bảo hay không mà chủ yếu từ niềm tin và uy tín với nhau. Nếu muốn, cơ quan chức năng kiểm tra từ các vựa sẽ ra ngay. Còn vấn đề làm sao phân biệt khô cá lóc nào chứa chất cấm và khô cá lóc nào không chứa chất cấm, thực tình làm nghề 30 năm nay nhưng bản thân tôi không thể phân biệt được mà chỉ xác định là khô làm từ cá tươi sống hay cá chết mà thôi” - ông này chia sẻ.

Ông Trương Bảo Toàn, đại diện Công ty TNHH MTV Trương Hải chuyên sản xuất khô cá tra phồng xuất khẩu ở TP Châu Đốc (An Giang), cho biết những công ty xuất khẩu khô cá tra số lượng lớn đều có yêu cầu rất nghiêm ngặt, có hóa đơn, chứng từ để truy xuất nguồn gốc. “Về lâu dài, kể cả hàng thủy sản bán trong nước cũng phải quy định như vậy thì mới ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất cấm” - ông Toàn nói.

Theo số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) công bố ngày 4-4, kết quả đợt khảo sát trực tiếp tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ nuôi trồng thủy sản ở ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Bến Tre, An Giang và Đồng Tháp trong năm 2015 và ba tháng đầu năm 2016 cho thấy có đến 79,4% số hộ nuôi cá tra (cả nuôi thương phẩm và nuôi cá giống) được khảo sát có sử dụng kháng sinh. Tỉ lệ này đối với các hộ nuôi tôm là khoảng 68%.

Cụ thể, kết quả điều tra 139 hộ nuôi cá tra thương phẩm tại ba tỉnh này cho thấy có đến 82,7% số hộ sử dụng kháng sinh. Trong đó, các loại kháng sinh và nguyên liệu kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như Enrofloxacin, Amoxiline, Tetracycline, Sunfa, Doxycycline… cũng được sử dụng phổ biến.Những cơ sở vừa nuôi vừa sản xuất được kiểm định hằng tháng trước khi xuất khẩu mà có thương hiệu, bao bì rõ ràng thì chất lượng đảm bảo. Việc nhiễm chất cấm chủ yếu là do người chăn nuôi. Tôi mong rằng ngành chức năng nên thanh tra, kiểm tra làm rõ để lấy lại thương hiệu cho khô cá tra phồng miền Tây.

Ông TRƯƠNG BẢO TOÀN, đại diện Công ty TNHH MTV Trương Hải

PLo, 13/04/2016
Đăng ngày 13/04/2016
TRẦN NGỌC - GIA TUỆ - MINH KHANG
Chế biến

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 15:39 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 15:39 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 15:39 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:39 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 15:39 14/05/2024