Giảm tối đa lượng nước sử dụng và tiết kiệm chi phí nuôi tôm bằng công nghệ xử lý nước Acui-T

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nuôi tôm như: giống, nước, mô hình nuôi, thức ăn, thời tiết... Tuy nhiên nước là một trong những yếu tố quan trọng vì nó là môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm.

Giảm tối đa lượng nước sử dụng và tiết kiệm chi phí nuôi tôm bằng công nghệ xử lý nước Acui-T
Mô hình nuôi tôm có sử dụng hệ thống xử lý nước Acui-T

Việc quản lý nguồn nước không còn khó khăn khi người nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ xử lý nước Acui-T vào hệ thống của mình. Hệ thống này giúp giúp giảm tối đa lượng nước sử dụng và tiết kiệm chi phí so với mô hình nuôi tôm truyền thống. 

Acui-T là một hệ thống xử lý nước bao gồm bơm, lọc và xử lý ozone nguồn nước lấy từ ao chứa trước khi cấp cho ao nuôi.

 

Sơ đồ mô tả hoạt động của hệt thống Acui-T

Nước được bơm trong hồ chứa rồi đi qua bộ lọc cát để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng, sau đó nước được chuyển đến tháp trộn - nơi nó nước được trộn với ozone – ozone được cung cấp từ một máy tạo ozone. Nước và ozone được trộn lẫn trong tháp. Đo chỉ số oxy hóa khử (ORP) ở đầu ra của tháp trộn đảm bảo cho ORP trong khoảng 700mv – 750mV để đảm bảo khử trùng nước hiệu quả. Sau đó đợi khoảng 6h để cho ORP giảm xuống dưới 350mV để sử dụng nước. Toàn bộ quá trình vận hành này được điều khiển qua bảng điều khiển trung tâm tự động.

Khi sử dụng hệ thống này không tốn chi phí bảo trì hệ thống định kỳ vì nước rửa ngược bộ lọc cát sau mỗi lần sử dụng. 

Công suất xử lý nước 10m3 một giờ. Hệ thống xử lý nước Acui-T có thể ứng dụng ở các trại sản xuất giống và các trang trại nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước. 

Lợi ích của hệ thống xử lý nước Acui-T trong thủy sản

- Giúp kiểm soát chất lượng nguồn nước đầu an toàn hơn nhờ hạn chế dịch bệnh xâm nhập bằng ozone.

- Ổn định các chỉ tiêu chất lượng nước như pH, oxy hòa tan, CO2, độ trong... giúp tôm giảm sốc, tăng tỉ lệ sống.

- Tiết kiệm năng lượng trong quy trình xử lý nước và giảm chi phí xử lý nước liên quan.

- Giảm thiểu lượng nước sử dụng nhờ đó giảm đáng kể lượng nước thải tác động trực tiếp tới môi trường.

Mô hình sử dụng Acui-T tại Việt Nam

Sau 2 năm nuôi thử nghiệm tại xã Phước Kiểng (huyện Nhà Bè, TPHCM), Mô hình nuôi tôm Biosipec cho thấy hiệu quả vượt trội khi số vụ nuôi trong năm lên đến 5 vụ, mật độ 200 con/m2 (bình thường 100 con/m2), tỷ lệ sống 80%, năng suất 30 tấn/ha/vụ (loại 15g/con). Với thiết kế chia thành 3 ao với 3 giai đoạn ương, nuôi, hệ thống Biosipec giúp người nuôi tôm quay vòng vụ nhanh và có thể nuôi tới 5/vụ năm (tổng sản lượng 150 tấn/ha/năm). Còn nuôi thông thường vì chỉ có 1 giai đoạn nên chỉ được khoảng 2-3 vụ/năm.

 

Mô hình Biosipec sử dụng nhiều công nghệ cải tiến trong đó có hệ thống xử lý nước Acui-T.

Nuôi tôm thẻ siêu thâm canh kết hợp công nghệ cao theo mô hình Biosipec không chỉ giúp làm tăng sản lượng tôm nuôi trong một vụ nuôi, làm tăng số vụ trong năm, mà còn giảm đáng kể tác động tới môi trường đồng thời giúp người nuôi tiết kiệm chi phí cũng như thời gian nuôi; hạn chế tối đa dịch bệnh.

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, vui lòng liên hệ: 

Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78

Website: https://ocialis.asia/vi/

Email: [email protected] 


Đăng ngày 30/05/2019
NEOVIA Việt Nam
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 13:17 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 13:17 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 13:17 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 13:17 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 13:17 19/01/2025
Some text some message..