Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ- Kỳ II: Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam

Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường, không có sự trợ cấp từ nhà nước, từ thức ăn, con giống, nhân công… người dân đều phải tự lo liệu.

xuất khẩu tôm
Việt Nam là nước có số lượng xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ lớn thứ ba trên thế giới

Con tôm Việt Nam - nguy cơ một cổ chịu hai tròng thuế

Trong khi con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm do Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp, vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn chưa đến hồi kết, thì ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) lại chính thức thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng từ cuối năm 2012 đối với tôm của 7 nước xuất khẩu vào Mỹ do nghi ngờ ngành tôm những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ, bao gồm Việt Nam và một số nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ecuador.

Với đơn kiện này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá). Đến lúc đó, con tôm Việt Nam sẽ bị rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng” khi bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp tại Mỹ.

Ngay sau đó, ngày 19/1/2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra Thông cáo phản đối việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ.

Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước. Theo đó, Malaysia có mức thuế cao nhất với 62,74%, Ấn Độ 5,91%, Trung Quốc 5,76%, Thái Lan 2,09% và Việt Nam 6,07%. Indonesia và Ecuador được cho là không có trợ cấp từ chính phủ cho ngành tôm của họ.

Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng, cáo buộc tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng trợ giá làm tổn hại tới các nhà đánh bắt và chế biến tôm của Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế suất chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam là từ 1,15% đến 7,88% (tăng so với 5,08% sơ bộ). Mức thuế chung đối với các DN tôm khác của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 4,52%. Đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam.

Với quyết định của Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm Việt Nam, từ nay, con tôm Việt Nam sẽ rộng đường vào Hoa Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2013 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng gần 146%, và dự báo thời gian tới sẽ còn tăng mạnh. Với đà tăng này, Hoa Kỳ đang vượt qua Nhật Bản, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ tôm Việt Nam.

Ngành tôm Việt Nam không được Chính phủ trợ cấp

Đại diện cho các DN chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, VASEP đã kịch liệt phản đối quyết định vô lý này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các DN ngành tôm, đề nghị các DN tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh cho phía Chính phủ Mỹ thấy rằng, họ không hề được hưởng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ Việt Nam.

Đối với vụ kiện chống trợ cấp, vai trò của Chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng bởi sẽ quyết định sự thành công hay thất bại. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/8/2013, trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng áp mức thuế chống trợ cấp lên các DN sản xuất, xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Từ nhiều năm qua, ngành tôm Việt Nam đã hoạt động theo cơ chế thị trường và hoàn toàn không được Chính phủ trợ cấp”.

Ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã họp và bỏ phiếu phủ quyết quyết định vô lý này của DOC. ITC đã họp và đi đến quyết định, ngành công nghiệp tôm của Mỹ không hề bị ảnh hưởng gì về vật chất và cũng không hề bị đe dọa ảnh hưởng về vật chất từ việc nhập khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam và 4 quốc gia khác (Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, và Malaysia).

Như vậy, theo kết quả bỏ phiếu thông qua của ITC, quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam và 4 nước khác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra ngày 12/8/2013 đã bị phủ quyết và hoàn toàn không có giá trị pháp lý để tiến hành thực thi.

Với kết quả trên, Bộ Thương mại Mỹ sẽ không ra quyết định áp thuế chống trợ cấp lên sản phẩm nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ và Malaysia.

Với phán quyết của ITC, tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ không phải chịu thuế chống trợ cấp nói trên. Bởi theo ITC, các DN Hoa Kỳ không bị thiệt hại về vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại về vật chất, vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của DN xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hoàn trả hoặc bãi bỏ. Phán quyết được ban hành ngày 1/10/2013.

Như vậy, tiếp theo kết quả thắng lợi của quyết định cuối cùng về vụ kiện chống bán phá giá tôm từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, quyết định ngày 20/9/2013 của ITC lại là một thắng lợi lớn nữa của Việt Nam. Các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã thoát khỏi vụ kiện chống trợ cấp bất công và vô lý của phía Hoa Kỳ.

Kết quả này một lần nữa khẳng định, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía Chính phủ. Do đó, đương nhiên DN tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ hiện có 48 nhà sản xuất tôm. Năm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD từ các nước bị đơn trong vụ kiện chống trợ cấp trên, từ các nước khác là 2,4 tỷ USD. Những nước xuất khẩu tôm nhiều nhất vào Mỹ là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Ecuado, Malaysia, Trung Quốc, Mexico.

Kỳ 3: Bài học từ những vụ kiện

Báo Công Thương, 16/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
Lê Kim Liên
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 03:29 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 03:29 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 03:29 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 03:29 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 03:29 19/05/2024