Gỡ rào cản phát triển thủy sản thị trường nội địa

Tại hội thảo cung cấp thực phẩm thủy sản đông lạnh cho thị trường nội địa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với VASEP tổ chức chiều 24-8, các doanh nghiệp chế biến thủy sản và cơ quan quản lý đều cho rằng, bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đang hướng đến tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Hội nghị
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu nhu cầu thủy sản tại thị trường nội địa. Ảnh: T.H

Khổ vì mức chiết khấu cao

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH TM Sài Gòn Food cho biết, với hệ thống siêu thị phát triển mạnh, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh phân phối qua các hệ thống siêu thị. Hiện nay, mặt hàng thủy sản đông lạnh sơ chế chiếm 60% thực phẩm chế biến đông lạnh tại các siêu thị. Trong đó, tỷ lệ thủy sản đông chế tinh chế ngày một tăng cao, chiếm gần 70% sản lượng thủy sản đông lạnh.

Tuy nhiên, theo bà Lâm, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong việc phát triển phân phối thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước là mức chiết khấu cho các hệ thống siêu thị rất cao. Đối với các siêu thị trong nước, mức chiết khấu cao nhất là 10%, nhưng đối với các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% trở lên, thậm chí lên tới 20%/doanh thu.

Nhưng với mong muốn đưa được hàng hóa vào phân phối tại các hệ thống các siêu thị nên các doanh nghiệp đành chấp chấp nhận mọi điều kiện, trong đó với mức chiết khấu mỗi năm một cao. Để đạt được điều kiện này, các doanh nghiệp quy mô nhỏ muốn có lợi nhuận phải giảm chất lượng sản phẩm, trong đó tăng tỷ lệ mạ băng, từ ngâm tăng trọng… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hàng hóa.

Chia sẻ và đồng tình với ý kiến này, Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, hệ thống siêu thị còn chèn ép nhà chế biến. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trong câu lạc bộ hàng nội địa VASEP, hàng năm, các siêu thị tăng mức chiết khấu ít nhất là 2-3%, nhiều nhất tăng từ 5-15% so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn bị ép buộc nhiều khoản chi phí khác, như: chi phí hỗ trợ các hoạt động thường xuyên; hỗ trợ sinh nhật, hỗ trợ khai trương…; kéo dài hoặc trì hoãn thời gian thanh toán tiền hàng, chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp…

Từ thực tế trên, bà Lê Thị Thanh Tâm đưa ra đề xuất, các siêu thị kiên quyết kiểm tra chất lượng đầu vào, kiên quyết từ chối các sản phẩm không đạt chất lượng, có chính sách ưu đãi cho các sản phẩm mới để kích thích doanh nghiệp đầu tư phát phiển, chia sẻ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, bởi trên thực tế, các DN rất khó có thông tin từ các siêu thị. Chính sách thu mua của các siêu thị nên công khai với nhà sản xuất, để tránh bị ép mức chiết khấu cao.

Đảm bảo cạnh tranh ở thị trường nội địa

Theo VASEP, hiện nay sản lượng thủy sản của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng trên 6 triệu tấn. Trong đó, 2/3 sản lượng dành cho xuất khẩu, số còn lại dành cho thị trường trong nước, với trị giá khoảng 65.000 tỷ đồng. Hiện nay, Việt Nam có gần 600 cơ sở chế biến thủy sản quy mô lớn, trên 7.000 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình… góp phần rất lớn cho việc chế biền thủy sản phục vụ cho thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 3,66 triệu tấn. Các mặt hàng thủy sản nói chung chủ yếu dành cho xuất khẩu, tuy nhiên, trong 7 tháng năm 2015, lượng thủy sản xuất khẩu lại sụt giảm so với cùng kì năm 2014. Với mặt hàng thủy sản ở khu vực phía Nam rất có tiềm năng cả về sản phẩm lẫn thị trường tiêu thụ, trong đó nổi bật là các sản phẩm tinh chế ăn liền. Trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩn thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước đang mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, tổng mức bán lẻ 7 tháng năm 2015 tại Việt Nam đã tăng gần 9%, cao nhất so với cùng kì trong 4 năm gần đây. Sự phục hồi tăng trưởng của của ngành bán lẻ sẽ là điểm sáng cho tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo. Về nhu cầu thực phẩm, trong đó có thủy sản của người tiêu dùng đặc biệt tăng cao, mức chi bình quân cho lương thực, thực phẩm tại một số đô thị gần 1 triệu đồng/người/ tháng. Và dự báo mức chi này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Đối với hàng thủy sản Việt Nam chất lượng cao có xu hướng quay về với người tiêu dùng trong nước. Hiện nay, mỗi năm có 400.000 tấn sản phẩm, trị giá 15.000 tỷ đồng với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú được tiêu thụ thông qua các hệ thống phân phối trong nước. Với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các mặt thủy sản sẽ tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm, sử dụng.

Tuy nhiên, theo bà Loan, hiện nay, thủy sản đông lạnh tại thị trường nội địa còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Nguyên nhân được đưa ra do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng thủy sản tươi sống, chi phí sản xuất, vận chuyển, bảo quản, quảng bá cao làm giá thành khó cạnh tranh, giá bán thấp hơn giá xuất khẩu.

Đứng ở góc độ nhà phân phối, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc Saigon Coop cho rằng, nắm bắt được xu hướng của khách hàng, Co.opMart đã sớm đưa vào kinh doanh các sản phẩm thủy hải sản đã qua sơ chế, tẩm ướp hoặc chế biến nhằm đa dạng hóa tăng tính tiến ích cho nhóm hàng này. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng của nhóm hàng thủy sản chế biến so với nhóm hàng thủy sản thô chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh tiêu thụ nội địa chưa được nâng cao, đa phần là chất lượng hàng đứng sau tiêu chuẩn xuất khẩu, trong khi các sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu đang được người tiêu dùng ưa chuộng.

Để đưa hàng hóa vào siêu thị, bà Nguyễn Thị Thủy lưu ý doanh nghiệp 3 điểm cơ bản nhất các doanh nghiệp phải đáp ứng được: hàng hóa phải có chất lượng ổn định, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ; DN phải đảm bảo được điều kiện cung ứng  và hàng hóa phải phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.

Báo Hải Quan, 24/08/2015
Đăng ngày 25/08/2015
Lê Thu
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:34 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:34 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 05:34 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:34 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:34 23/11/2024
Some text some message..