Hãy để cá con được sống!

Nếu thường xuyên đi chợ, người tiêu dùng thường thấy bày bán những thau cá rô non (rô bí), cá lóc non (lòng ròng), cá sặt non... Chẳng những thế, những loài tép non (tép co), hàu sữa, cá biển con... cũng bị đánh bắt. Đó là những món “hàng độc”, lạ, nên thường đắt khách. Nắm được nhu cầu thị trường nên bà con nông dân đua nhau tận diệt cá con mà không nghĩ đến hậu quả.

Hãy để cá con được sống!
Đánh bắt cá nhỏ là nguyên nhân cạn kiệt tài nguyên thủy sản

Thị trường cá con sôi động vào mùa cá đẻ trứng, mùa nước nổi. Vào mùa này, nhiều khi cá được sinh ra mới có vài ngày cũng bị đánh bắt. Ai cũng biết tận diệt cá con sẽ làm ảnh hưởng hệ sinh thái, lưới thức ăn sinh vật... rồi đến một ngày con người sẽ chẳng còn cá để mà ăn! Nguồn cá nuôi đang thống lĩnh thị trường thực phẩm đã phần nào cho thấy sự thiếu hụt nguồn cá tự nhiên. Và vì thịt cá nuôi không ngon, kém an toàn (do việc sử dụng thức ăn, thuốc, nguồn nước...) nên người tiêu dùng lại quay về chuộng cá tự nhiên khiến cá non lại tiếp tục bị tận diệt, dòng đời của chúng ngày càng trở nên ngắn ngủi.

Nhiều quốc gia trên thế giới có những quy định chặt chẽ về việc đánh bắt cá, nhất là vào mùa chúng sinh sản. Không cần nói đâu xa, lấy Biển Hồ (Tonlé Sap, Campuchia) làm ví dụ. Người dân chỉ được phép đánh bắt cá sáu tháng trong năm, sáu tháng còn lại phải nghỉ tay để cá có đủ thời gian trưởng thành, ai vi phạm sẽ bị phạt nặng, vì thế mà nơi này lúc nào cũng đầy ắp cá tự nhiên.

Luật Thủy sản của chúng ta có hiệu lực thi hành từ năm 2004, trong đó, điều 11 có ghi: “Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm...”. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn chung chung, cơ quan chức năng thì dường như chỉ chú trọng giám sát đánh bắt hải sản mà chưa quan tâm tới tình trạng đánh bắt các loài thủy sản nhỏ, lẻ ở các đồng ruộng.

Ngày 21/3 mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phiên họp về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Truyền thông đưa tin có nhiều ý kiến thống nhất cần phải bảo vệ nguồn thủy sản đang bị khai thác quá giới hạn. Hy vọng Luật Thủy sản mới có những sửa đổi phù hợp, cụ thể, chi tiết hơn để hạn chế một cách hiệu quả việc đánh bắt thủy sản, đặc biệt là việc tận diệt tôm cá non.

“Ở nước khác, mùa cá sinh sản đều cấm đánh bắt, họ cũng quy định rõ loại cá nào thì được đánh, vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Nhưng ở ta không cấm rõ ràng, mùa cá sinh sản ngư dân vẫn ra khơi đánh bắt hết nên mới dẫn đến câu chuyện tận diệt”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Võ Trọng Việt đưa ra và đề nghị “cần phải có quy định cấm rõ ràng trong luật”.

Để cá con không bị tận diệt, dẫn đến tài nguyên thủy sản, hải sản cạn kiệt, Luật Thủy sản cần được sửa đổi theo hướng ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tận diệt cá con. Đồng thời, chính quyền các địa phương quan tâm vận động người dân không đánh bắt cá con mà nên thả cho chúng về với thiên nhiên. Hơn hết, mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường chúng ta đang sống, từ việc chấm dứt đánh bắt cá con, không mua bán và tiêu thụ cá con. Cũng mong rằng các cơ quan chức năng ở địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, nâng cao ý thức không đánh bắt, tiêu thụ cá con, vì thiên nhiên, vì môi trường sống của tất cả chúng ta.

Báo ANTT
Đăng ngày 09/06/2017
Mai An
Môi trường
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Nuôi tôm hùm bền vững liệu có giải pháp nào?

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nêu giải pháp phát triển nuôi tôm hùm bền vững tại các tỉnh Nam Trung bộ.

Tôm hùm bông
• 11:14 07/11/2022

Nông dân nuôi tôm càng xanh trúng mùa, được giá

Nhiều nông dân ở các tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… đang vào vụ thu hoạch tôm càng xanh. Năm nay, bà con phấn khởi vì tôm đạt năng suất cao và được giá.

Tôm càng xanh
• 11:58 02/11/2022

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 10:37 30/05/2023

Chủ động phòng chống thiệt hại do nắng nóng trên cá nước ngọt

Hiện nay, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và thất thường, nhiệt độ tăng cao, có ngày lên đến 39 – 40 độ làm ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản.

Ao cá
• 11:03 29/05/2023

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Năm 2023, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định triển khai nhiều hoạt động, trong đó tập trung công tác kiểm tra và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP).

Cho cá ăn
• 12:01 20/05/2023

Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng nặng 3 kg về biển

Đồi mồi có tên khoa học Eretmochelys imbricata là một trong năm loài rùa biển hoang dã, quý hiếm trong Sách Đỏ thế giới và Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đồi mồi
• 13:34 16/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 21:02 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:02 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 21:02 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 21:02 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 21:02 30/05/2023