Hiện tượng thủy triều đỏ và sử dụng đất sét biến tính trong xử lý

Thủy triều đỏ còn được gọi là tảo nở hoa, bởi đây chính là hiện tượng tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước đến mức làm mất màu nước ven biển.

Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ còn được gọi là tảo nở hoa. Ảnh: VietChem

Khi tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu hồng, xám, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều.

Thủy triều đỏ có thể tàn phá các hệ sinh thái biển và đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu. Hiện tại, công nghệ xử lý chính được sử dụng để kiểm soát thủy triều đỏ trên quy mô lớn là rải đất sét biến tính (MC) lên bề mặt nước bị ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ, đây được gọi là phương pháp keo tụ.  

Phương pháp keo tụ trong xử lí nước  

Xử lí nước bằng phương pháp keo tụ chính là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả xử lí cao. Keo tụ là một quá trình giúp phá vỡ độ bền chất cần tác dụng. Đồng thời liên kết các hạt keo như silica, các kim loại nặng, xác chết của vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ,…

Việc sử dụng đất sét biến tính trong keo tụ các vi tảo để xử lí hiện tượng thủy triều đỏ đang là biện pháp áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, liều lượng MC thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm phun trước đó và vẫn chưa có những đánh giá cụ thể.

Gần đây, một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Yu Zhiming từ Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IOCAS) dẫn đầu đã tiết lộ cách liều lượng MC tác động đến hiệu quả của nó trong việc chống lại thủy triều đỏ.

Đàn cá bơiĐàn cá bơi dưới tảo thủy triều đỏ ngoài khơi Costa Rica. Ảnh: thefishsite.com

Nhóm nghiên cứu cũng đã tạo ra một mô hình toán học phác thảo mức độ hiệu quả của liều lượng MC trong việc chống lại các sinh vật thủy triều đỏ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Separation and Purifying Technology vào ngày 22 tháng 10. 

Khi sử dụng MC để keo tụ vi sinh vật thì khả năng loại bỏ vi tảo của nó ban đầu tăng lên, nhưng giảm đi khi thêm nhiều đất sét biến đổi. Tổng năng lượng tương tác giữa đất sét và các sinh vật thủy triều đỏ ở cự ly gần khiến đất sét tự keo tụ, làm giảm khả năng loại bỏ các vi tảo có hại.

Các nhà nghiên cứu cũng biết được rằng liều lượng đất sét biến đổi đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tự keo tụ bằng cách can thiệp vào sự va chạm giữa đất sét và các tế bào vi tảo – sự va chạm này là yếu tố làm cho đất sét có hiệu quả trong việc ngăn chặn các sinh vật thủy triều đỏ. 

Theo các nhà nghiên cứu, mô hình toán học của họ có thể mô phỏng các liều lượng đất sét biến tính khác nhau và chỉ ra liều lượng nào hiệu quả nhất. Mô hình cũng có thể minh họa mối quan hệ định lượng giữa liều lượng MC và mức độ tự keo tụ của nó. 

Zang Xiaomiao, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Phương pháp phun MC ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của nó và mô hình toán học hiệu quả về liều lượng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo quan trọng cho chiến lược tối ưu hóa liều lượng MC”. 

Giáo sư Yu, tác giả tương ứng của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu sẽ giúp làm phong phú thêm lý thuyết keo tụ hạt và hướng dẫn thực hành phun hiệu quả công nghệ MC để kiểm soát thủy triều đỏ. 

Đăng ngày 17/01/2023
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:03 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:03 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:03 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:03 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:03 20/04/2024