Học cách phòng bệnh tiểu đường từ... cá heo

Một loại chất béo bão hòa đã được tìm thấy trong cá heo, có khả năng làm giảm nồng độ glucose và triglyceride - hai chất có liên hệ tới bệnh tiểu đường.

cá heo

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí PLOS One.

Nó chỉ ra rằng, một loại chất béo bão hòa được tìm thấy trong cá và một số thực phẩm hàng ngày giàu chất béo lại có thể hỗ trợ việc đảo ngược hội chứng chuyển hóa, hay còn gọi là tiền tiểu đường.

Ở người, hội chứng chuyển hóa được xác định bởi mức độ đường trong máu cao, huyết áp cao, và vòng eo lớn hơn 102cm (>40 inch) đối với nam giới, lớn hơn 88cm (>35 inch) đối với nữ giới - là một tiền thân của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cá heo có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng giống tiểu đường, nghiên cứu cũng cho thấy cá heo có thể làm tăng quá trình chuyển hóa chất này.

Stephanie Venn-Watson, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là giám đốc nghiên cứu lâm sàng cho tổ chức phi lợi nhuận National Mammal Foundation Marine (NMFM) lý giải khả năng kì lạ nêu trên của cá heo là bởi loài cá này chỉ ăn cá và mực biển.

"Ở Mỹ, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc hội chứng chuyển hóa, và nếu chúng ta có thể hiểu làm cách nào cá heo lại đảo ngược được mức độ phát triển của hội chứng này thông qua chế độ ăn uống của chúng, thì thật tuyệt vời.

Khi đó, đây có thể là bước tiến đầu tiên trong việc tìm ra cách làm thế nào để loại bỏ một số chất béo thực sự có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta", Stephanie Venn-Watson nói.

Bà Watson cũng cho biết thêm: "Đã có một vài nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn nhiều cá giúp bạn tránh được sự phát triển của chứng chuyển hóa, nhưng các cuộc nghiên cứu khác không có sự thuyết phục về điều này.

Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu các loại cá mà cá heo ăn và những loại chất béo chúng nhận được từ những con cá, để xem liệu chế độ ăn nhiều cá có hiệu quả không".

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu đo lượng axit béo trong máu của 49 con cá heo có tên trong Chương trình Hải quân động vật biển San Diego (được huấn luyện để phát hiện mìn) và 19 con cá heo hoang dã ở Sarasota, Florida.

Sau đó, họ nghiên cứu quá trình ảnh hưởng của 55 loại axit béo (từ cả cá ốt vảy, mực, cá đối) tới mức insulin trong cơ thể cá heo.

Sau 6 tháng nghiên cứu, họ phát hiện một loại axit béo bão hòa bị đẩy ra ngoài. Nó được gọi là axit heptadecanoic (C-17).

Và khi các nhà nghiên cứu cho những chú heo có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa ăn các loại cá có chứa nhiều loại axit bão hòa này thì mức insulin, triglycerides và ferritin trong máu trở lại bình thường.Vậy, tại sao chúng ta lại cần quan tâm tới nghiên cứu này?

Trong nhiều năm qua, chất béo bão hòa đã được liệt vào danh sách "tránh sử dụng" của hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng.

Nhưng những kết quả từ nghiên cứu của Watson có thể cho thấy rằng việc loại bỏ của một số loại chất béo khỏi chế độ ăn uống của con người có thể gây tác dụng ngược lại.

C-17 là chất béo có phổ biến trong chế độ ăn uống của cá heo, chất này có trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa và bơ, nhưng được loại bỏ khi chúng ta xử lý thành thực phẩm không có chất béo.

Bà Watson cho rằng: "Ngày càng có nhiều bằng chứng mới cho thấy rằng không phải tất cả các chất béo đều có hại cho chúng ta".

"Chúng tôi khuyến khích mọi người ăn thật nhiều bơ, nhưng nghiên cứu này có thể cho thấy rằng chúng ta đang không nhận được đủ mức độ của C-17 như trước đây", bà nhấn mạnh.

Nếu sự thiếu hụt axit béo ở người gây ra tác dụng tương tự như ở cá heo, thì việc thiếu chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể đóng một vài trò quan trọng trong đại dịch tiểu đường trên thế giới.

Watson thừa nhận rằng sự liên hệ giữa cá heo với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường của con người vẫn là một suy luận của nhóm nghiên cứu.

Tuy nhiên, NMMF đã hợp tác với các bệnh viện của trẻ em trên khắp nước Mỹ để tiếp tục nghiên cứu xem liệu trẻ em mắc hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường có mức C-17 ở mức thấp hay không.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường hay đái tháo đường đang là một đại dịch toàn cầu, với 347 triệu người mắc trên toàn thế giới. 50-80% người tiểu đường tử vong vì biến chứng tim mạch.

* Dịch và tham khảo từ nhiều nguồn

Soha, 16/12/2015
Đăng ngày 17/12/2015
Phạm Ánh
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:01 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:01 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:01 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:01 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:01 16/02/2025
Some text some message..