Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông - Vững niềm tin, cùng nhau bảo vệ sân nghêu

Thông tin “nghêu tặc” ở Cà Mau từ mấy ngày qua lẽ ra khiến cho các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển của Bến Tre càng thêm nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo vệ nhưng chiều 17-10-2016, có mặt tại HTX Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại), chúng tôi chứng kiến một không khí yên ổn. Bởi, lòng dân đã ổn vì cơ chế hoạt động, ăn chia của HTX này rõ ràng, minh bạch.

khai thác nghêu
Khai thác nghêu ở HTX Thủy sản Rạng Đông.

Sinh ra là được hưởng huê lợi từ nghêu

Chiều 17-10-2016, tại trụ sở HTX Thủy sản Rạng Đông, hàng trăm xã viên phấn khởi đến nhận phiếu để hôm sau đi khai thác nghêu thịt. Xã viên Nguyễn Văn Tùng (32 tuổi, ấp Thới Lợi 1) - một trong 80 bảo vệ “chuyên trách” ở bãi nghêu cho hay, trong thời gian qua, không ít lần “nghêu tặc” lăm le đột nhập vào sân nghêu của HTX nhưng gặp phải sự ngăn cản kiên quyết của lực lượng bảo vệ và xã viên nên đã từ bỏ ý định. Lãnh phiếu xong là anh xuống sân nghêu trực đêm nay. “Gia đình tui vừa có thêm thành viên mới, nó được 5 tháng tuổi, đồng nghĩa với việc nó cũng được chia lợi từ thu nhập sân nghêu 5 tháng. Tuy số tiền mỗi thành viên chỉ khoảng 2 triệu đồng/năm nhưng cộng với những ngày công vừa bảo vệ vừa làm công nhân khai thác của tui là đủ sức nuôi gia đình” - anh Tùng vui vẻ chia sẻ.

Bày tỏ niềm tin vào lãnh đạo HTX, xã viên Nguyễn Hoàng Hiếu (33 tuổi, ấp Thới Lợi 2) nói, Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát, Ban quản trị của HTX luôn công khai, minh bạch tài chính nên bà con ai cũng yên tâm. Những ưu tư, thắc mắc của xã viên đều được giải đáp thấu tình, đạt lý. “Ai yếu sức khỏe cũng có phần chia đồng đều, còn những người muốn có thêm thu nhập thì đi xuống sân khai thác nghêu để được trả thêm tiền công. Chúng tôi cùng nhau cào nghêu, rồi chờ nhận tiền công lao động, mọi người cảm nhận như đang xít lại gần nhau hơn và cùng quyết tâm sẵn sàng hỗ trợ lực lượng bảo vệ sân nghêu nếu có những trường hợp phức tạp” - anh Hiếu nói thêm.

Tại trụ sở HTX, những con số chi tiết trên bảng liệt kê thu chi tài chính và quyết định của Hội đồng Biển quốc tế chứng nhận thương hiệu nghêu sạch MSC cho nghêu của HTX Thủy sản Rạng Đông luôn thường trực. “Chúng tôi khai thác trên nguyên tắc đều công cho tất cả xã viên, cố gắng hạn chế sự chênh lệch về thu nhập, sao cho ai cũng được hưởng tương đối và qua đó cũng tạo việc làm thường xuyên cho bà con. Ngoài ra, chúng tôi luôn cố gắng nâng chất lượng nghêu thịt để đồng hành cùng thương hiệu MSC, nhằm khẳng định giá trị của nghêu Bến Tre nói riêng và nghêu Việt Nam nói chung tại thị trường trong nước và trên thế giới”, ông Lê Văn Quang - Phó giám đốc HTX cho hay.

Mỗi năm, với diện tích sân nghêu 1.200ha, HTX Thủy sản Rạng Đông thu nhập sau thuế từ 40 - 60 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động địa phương; tổng số tiền HTX trả công cho số lao động này hơn 6,5 tỷ đồng.

Giữ nghêu vì cộng đồng

“Tôi hiểu rằng có nhiều người nghèo khó, những gia đình vì lý do sức khỏe không tham gia khai thác nghêu được và họ cần được những người khỏe mạnh như chúng tôi cùng nhau bảo vệ. Mấy năm trước, nhiều người ở các tỉnh khác đến sân nghêu của chúng tôi định cướp nhưng nhờ bà con đồng lòng đã đẩy lùi bọn họ ra khỏi sân nghêu” - xã viên Lê Hoàng Bảo (29 tuổi, ấp Thới An) bộc bạch.

Sự đoàn kết của HTX này ngoài việc đến từ cơ chế ăn chia minh bạch, rõ ràng còn do Ban giám đốc HTX luôn quan tâm công tác tuyên truyền xuyên suốt, liên tục đến bà con. “Bà con hiểu khi để “nghêu tặc” tràn vào cướp sân nghêu thì huê lợi trong vài năm sau cũng không còn và nghiêm trọng hơn là phá vỡ tình nghĩa hàng xóm bởi lợi nhuận lúc ấy sẽ tập trung ở những người khỏe mạnh, trong khi phần lớn giá trị đó lại lọt vào tay những người ngoài. Chúng tôi luôn cố gắng làm rõ để đả thông cho tất cả hơn 9.500 thành viên của HTX và nhiều năm qua họ ý thức rất tốt”, ông Mai Văn Tiến - Trưởng Ban quản trị HTX chia sẻ.

Ông Nguyễn Luân Vũ - Chủ tịch UBND xã Thới Thuận cho biết, thời gian qua, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm (chỉ còn hơn 5%), trong đó có sự đóng góp khá quan trọng của HTX Thủy sản Rạng Đông. HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống cho bà con trong xã. Ngoài việc đóng góp vào ngân sách xã, HTX còn sử dụng quỹ phúc lợi để thực hiện an sinh xã hội như: hỗ trợ tiền cho những người đi học từ cao đẳng trở lên với số tiền từ 1 triệu đồng và nhiều hơn đối với những người tham gia cấp học cao hơn, xây dựng nhà tình thương, làm đường sá… góp phần tạo khởi sắc xã Thới Thuận. Tất cả những điều đó đã tạo lòng tin cho toàn thể nhân dân trên địa bàn xã để cùng nhau sẵn sàng bảo vệ sân nghêu.

Báo Đồng Khởi, 19/10/2016
Đăng ngày 21/10/2016
Phương Bình
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 01:46 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:46 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 01:46 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 01:46 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:46 06/12/2024
Some text some message..