Hướng đến tương lai bền vững cho rùa biển

Điều may mắn là cả hai tổ chức bảo tồn thiên nhiên hàng đầu là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới ((IUCN) và Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đều quan tâm đến tương lai của rùa biển. Trong suốt thời gian qua, họ đã liên kết được nỗ lực của các quốc gia, các khu vực có rùa biển sinh sống, xây dựng nhiều chương trình cứu hộ và bảo vệ rùa biển, đồng thời kêu gọi sự quan tâm rộng khắp toàn cầu về bảo vệ loài sinh vật biển quý hiếm này.

(http://tnmt.danang.gov.vn)

Rùa biển – Cư dân lâu đời của biển cả

Thế giới chung tay

IUCN và WWF cho biết các chương trình bảo vệ rùa biển hiện nay hướng đến các mục tiêu giảm thiểu các nguyên nhân gây tử vong ở rùa; quản lý và bảo vệ các bãi đẻ, nơi ấp trứng; nâng cao nhân thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rùa biển, tăng cường hợp tác giữa các nước trong việc bảo vệ và giảm thiểu các hoạt động buôn bán trái phép rùa biển.

Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã hợp tác cùng Chương trình hành động bảo vệ rùa biển ở khu vực Mỹ La Tinh và vùng biển Ca-ri-bê nhằm khôi phục lại số lượng loài rùa da ở đây.

Ngoài ra, ở khu vực này, WWF còn tập trung vào việc bảo vệ môi trường sống và số lượng của các loài rùa khác như quản đồng và rùa dứa. Khối các nước Mỹ La Tinh đã thông qua một công ước chung về bảo vệ rùa biển.

Ở châu Phi và châu Âu, với sự hỗ trợ của WWF, các quốc gia có rùa biển cũng đang nỗ lực bảo vệ môi trường sống và các bãi đẻ của chúng.

Côn Đảo – ngôi nhà bình yên

Là ngôi nhà sinh thái của 5 trong số 7 loài rùa trên thế giới, Việt Nam tham gia rất tích cực các hoạt động quốc tể về bảo vệ rùa biển. Điển hình như chương trình bảo tốn rùa biển ở Vườn quốc gia Côn Đảo.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hàng năm, số lượng rùa biển đến làm tổ và sinh sản ở Côn Đảo là lớn nhất cả nước. Côn Đảo được xác định là khu vực bãi đẻ quan trọng nhất của rùa biển ở Việt Nam, chiếm hơn 90% số rùa biển đẻ được ghi nhận hàng năm ở nước ta.

Trong vòng 11 năm, từ 1995 đến 2006, số rùa con nở tăng trên 400.000 con (Ảnh: VQG Côn Đảo)
Trung bình mỗi năm ở Côn Đảo có khoảng 350 rùa mẹ lên đảo đẻ trứng và số lượng trứng nở thành rùa con khoảng 50.000.

Năm 1995, được sự tài trợ của WWF – khu vực Đông Dương, chương trình bảo tồn rùa biển Côn Đảo bắt đầu đi vào hoạt động. Đây cũng là chương trình nghiên cứu và bảo tồn rùa biển đầu tiên của Việt Nam được triển khai một cách có hệ thống .

Mục đích của dự án là hạn chế tối thiểu sự bất lợi của tự nhiên đối với rùa biển, bảo vệ quần thể rùa biển; nghiên cứu và thực hiện các mô hình bảo tồn rùa biển; nghiên cứu các đặc tính sinh thái rùa biển và tham gia vào mạng lưới bảo tồn rùa biển ASEAN.

Các hoạt động chủ yếu của chương trình bao gồm theo dõi ngẫu nhiên về hoạt động làm tổ của rùa biển; cứu hộ rùa biển; và đeo thẻ tập trung cho rùa biển.

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được năm loại rùa biển sinh sống ở nước ta gồm có quản đồng (Caretta caretta), rùa da (Dermochelys coriacea), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), đồi mồi (Eretmochelys imbricate) và  vích/rùa xanh (Chelonia mydas).

Cả 5 loài đều là những loài quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Riêng loài đồi mồi được xếp trong danh sách các loài nguy cấp của IUCN.

Một cá thể rùa xanh tại bờ biển Côn Đảo (Ảnh: VQG Côn Đảo)
Côn Đảo có 14 bãi rùa đẻ, với tổng chiều dài 3,5 km bờ biển và tổng diện tích 24 ha. Mùa làm tổ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.

Các cá thể rùa cái trưởng thành lên sinh sản đều được bấm thẻ. Thông tin trên những chiếc thẻ monel giúp các chuyên gia có thể thống kê được lượng rùa lên bãi mỗi năm, kiểm tra vòng đời, số lần sinh sản của rùa một cách hệ thống theo mạng lưới bảo tồn rùa biển ASEAN, đồng thời nghiên cứu vùng thức ăn, đặc điểm sinh vật học từng cá thể rùa và khả năng tăng, giảm số lượng đàn trong khu vực.

Tính đến năm 2006, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã đeo thẻ cho trên 2.027 rùa mẹ và 5 máy theo dõi đường di cư bằng tín hiệu vệ tinh. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả từ các hoạt động bảo tồn đã làm số rùa con nở tăng trên 400.000 con trong vòng 11 năm (1995-2006).

Còn nhớ cách đây đúng 1 năm, cũng khoảng mùng 7, mùng 8 Tết Nguyên Đán, rùa biển đã về và lên bãi đẻ sớm hơn bình thường. Từ các trạm bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo có thể quan sát thấy rùa biển lên làm tổ tại bãi Dương, bãi Cạnh, hòn Cau. Các nhà nghiên cứu đã rất vui mừng vì cho rằng đó là dấu hiệu tốt báo hiệu một năm sẽ có nhiều rùa về đẻ trứng hơn. 

thiennhien.net
Đăng ngày 23/04/2012
Quang Hưng
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 14:03 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 14:03 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:03 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 14:03 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 14:03 17/06/2025
Some text some message..