Huyện Phước Long (Bạc Liêu): Nhiều giải pháp cho sản xuất lúa - tôm năm 2016

Ngày 21/7/2016, tại huyện Phước Long đã diễn ra hội nghị chuyên đề bàn biện pháp sản xuất lúa - tôm vụ mùa 2016. Gần 100 nông dân tiêu biểu, cán bộ địa phương ở các xã, thị trấn có canh tác lúa - tôm cùng các đơn vị chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT và Sở KH&CN tham dự.

mô hình tôm - lúa
Mô hình lúa - tôm của nông dân huyện Phước Long. Ảnh: P.T.C

Những kết quả đạt được

Huyện Phước Long có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 20.000ha, tập trung ở 6 đơn vị thuộc vùng chuyển đổi, gồm: xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, xã Phước Long, một phần xã Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh và thị trấn Phước Long. Mô hình chủ yếu là nuôi tôm theo hình thức quảng canh kết hợp tôm - cua - cá. Đặc biệt, mô hình sản xuất lúa - tôm nhiều nhất ở 3 đơn vị là xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây và thị trấn Phước Long với tổng diện tích trên 9.000ha. Đây là mô hình sản xuất đem lại kết quả bền vững, ổn định môi trường và bổ sung độ màu mỡ trong đất.

Đánh giá thực trạng vụ sản xuất lúa - tôm năm 2015, Ban chỉ đạo sản xuất huyện Phước Long cho rằng, thuận lợi lớn nhất là huyện đã triển khai kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, thông báo lịch thời vụ sản xuất, lịch điều tiết nước để nông dân chủ động sản xuất. Huyện và cơ quan chuyên môn đã làm tốt công tác dự báo, dự tính tình hình thời tiết và sâu bệnh, chủ động đề ra các biện pháp phòng trừ sâu rầy có hiệu quả; nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất…

Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, nguồn nước từ sông Hậu đổ về ít, dẫn đến độ mặn trên hệ thống kênh rạch tăng cao, khâu tháo chua, rửa mặn gặp nhiều khó khăn nên đã có hơn 4.000ha lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại. Bài học đó, một phần còn do nông dân dù được tập huấn khá nhiều nhưng áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn chưa tốt. 

Kế hoạch vụ mùa mới

Vụ mùa 2016, huyện Phước Long sẽ xuống giống lúa trên đất tôm hơn 9.200ha. Trong đó, nhiều nhất là xã Phước Long với hơn 4.700ha, thị trấn Phước Long hơn 2.700ha, xã Vĩnh Phú Tây gần 1.700ha và Vĩnh Thanh 70ha.

Giải pháp mà huyện đưa ra cho vụ lúa - tôm năm 2016 là tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, mô hình để nông dân dễ áp dụng. Tập trung tuyên truyền, vận động nông dân mở rộng diện tích lúa - tôm ở xã Vĩnh Phú Tây theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Tập huấn giải pháp khoa học - kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất lúa với các nội dung: áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm” trong sản xuất lúa; sử dụng phân bón, các chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. Đặc biệt là trang bị kỹ năng phân tích hệ sinh thái ruộng lúa kết hợp hướng dẫn ghi chép sổ tay.

Tiếp tục triển khai thực hiện dự án WB6 về mô hình thí điểm ô đê bao khép kín vùng sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ấp Phước Thạnh (xã Phước Long) trên diện tích 300ha. Đồng thời phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đầu tư trình diễn mô hình lúa - tôm (giống lúa Một bụi đỏ) cho 129 hộ nông dân ở 4 ấp thuộc xã Phước Long. Song song đó, huyện sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT và TX. Giá Rai đầu tư khép kín khu vực vành đai xã Vĩnh Phú Tây để thực hiện tốt mô hình lúa - tôm ở 5 ấp thuộc vùng chuyển đổi. Huyện cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân để đắp thêm 6 con đập vành đai ngăn mặn, giữ ngọt nhằm bảo vệ tốt trà lúa trên đất tôm ở khu vực này.       

Những khuyến cáo

Ông Lê Văn Tần, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long phân tích: Sở dĩ giống lúa lai F1 có năng suất rất cao trên đất nuôi tôm nhưng người dân vẫn không mặn mà vì giá lúa giống quá cao (hơn 100.000 đồng/kg). Bên cạnh đó, giống Một bụi đỏ Hồng Dân cũng có năng suất, chất lượng cao, lúa giống có sẵn tại địa phương lại có đầu ra rất tốt nên huyện khuyến cáo bà con cần ưu tiên sử dụng giống lúa này.

Về kỹ thuật canh tác, nếu lúa sạ thì con tôm rất khó hoạt động, khó tìm thức ăn trên ruộng lúa dẫn đến tôm chậm lớn. Nếu cấy lúa hoặc sạ hàng thì chi phí sản xuất rất thấp, ít rủi ro và hiệu quả cao cho cả con tôm và cây lúa. Theo ông Tần, ở góc độ ngành chuyên môn, Sở NN&PTNT xây dựng mô hình điểm từ cách làm này nhằm thay đổi nhận thức, phương pháp sản xuất trong nông dân. 

Ông Trần Văn Na, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho rằng mô hình lúa - tôm đến thời điểm này vẫn được xem là mô hình lý tưởng, đang được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ông Na cũng kêu gọi nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ. Việc rửa mặn và xuống giống đồng loạt sẽ hạn chế rủi ro về sâu rầy và giúp địa phương chủ động hơn về nguồn nước phục vụ sản xuất. Về vấn đề giống, ông Na cũng đề nghị nông dân nên ưu tiên chọn giống đặc sản địa phương để hạn chế sự độc quyền của công ty sản xuất lúa lai dẫn đến cung ứng lúa giống với giá cao. Nếu ở vùng nào khó khăn về nước, nông dân nên chọn giống lúa ngắn ngày.

Bà Phan Thị Thu Oanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng huyện Phước Long rất chủ động trong vấn đề sản xuất. Bà Oanh khẳng định, thiệt hại trong sản xuất ở huyện Phước Long thời gian qua phần lớn xuất phát từ kết cấu hạ tầng cho sản xuất còn yếu kém, khung bao không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Do đó, trong giải pháp công trình, huyện cần quan tâm công tác thủy lợi, thủy nông nội đồng. Ở góc độ tỉnh, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với huyện Phước Long điều tiết nước thật tốt phục vụ sản xuất.

Báo Bạc Liêu, 22/07/2016
Đăng ngày 24/07/2016
Tấn Đạt
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 19:41 26/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 19:41 26/09/2023

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:41 26/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 19:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 19:41 26/09/2023