Israel phát triển phương pháp thu hoạch dòng điện từ rong biển

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực.

rong Ulva
Trong bóng tối, rong biển tạo ra dòng điện bằng một nửa dòng điện thu được trong ánh sáng. Ảnh belajar-sabarr.blogspot

Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển phương pháp mới hiệu quả và thân thiện môi trường trong việc thu hoạch dòng điện trực tiếp từ rong biển.

Đây là phương pháp do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Technion và Viện Nghiên cứu hải dương và địa chất học (IOLR) phối hợp phát triển.

Theo thông tin công bố ngày 28/12 trên tạp chí chuyên ngành cảm biến sinh học và điện tử sinh học, các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực.

rau diếp biển
Rong biển Ulva hay còn gọi là rau diếp biển. Ảnh futurity

Kỹ thuật này tạo ra dòng điện lớn hơn 1.000 lần so với dòng điện do vi khuẩn lam (Cyanobacteria) tạo ra, ngang bằng với dòng điện thu được từ công nghệ hấp thu năng lượng Mặt Trời tiêu chuẩn. Phương pháp mới không sử dụng thêm hóa chất và được coi là phương pháp thân thiện với môi trường vì rong biển không thải ra carbon vào ban ngày và thậm chí trong quá trình tăng trường, loài thực vật này có chức năng hấp thụ carbon từ khí quyển và giải phóng ôxy.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị nguyên mẫu thu thập trực tiếp dòng điện từ rong biển Ulva đã tăng trưởng. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ để thu dòng điện và nhiên liệu hydro từ vi khuẩn lam, còn được gọi là tảo xanh lam.

Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này là lượng dòng điện thu được từ vi khuẩn lam bị giảm trong bóng tối do không có quá trình quang hợp.

khoahoc.tv
Đăng ngày 31/12/2021
Thế giới

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 23:09 17/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 23:09 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 23:09 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 23:09 17/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 23:09 17/10/2024
Some text some message..