Kết quả quan trắc môi trường nuôi thủy sản Cần Thơ

Trên đây là Thông báo của Chi cục Thủy sản Cần Thơ về kết quả quan trắc môi trường lần 02 tháng 7 năm 2017 đến các hộ nuôi và cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt nuôi thủy sản trên địa bàn TP. Cần Thơ năm 2017

Kết quả quan trắc môi trường nuôi thủy sản Cần Thơ
Bảng số liệu quan trắc môi trường nước ở Cần Thơ

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

- Kết quả quan trắc môi trường các chỉ tiêu: oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, COD, PO43-, NO2-, NH4+, S2-, TSS trên sông Hậu thuộc phường Tân Lộc – Quận Thốt Nốt, sông phường Thới Long – Quận Ô Môn, sông Cái Sắn xã Vĩnh Trinh – Huyện Vĩnh Thạnh, phù hợp với chất lượng nước cấp nuôi cá tra và trong phạm vi cho  phép  theo  QCVN 02-20:2014/BNNPTN, QCVN  08-MT:2015/BTNMT cộtA1 và Boyd 1998.

Tuy nhiên, độ kiềm trên các sông ở hầu hết các điểm quan trắc đều thấp hơn 60 mg/L dưới ngưỡng khuyến cáo của QCVN 02- 20:2014/BNNPTN. Chỉ tiêu OSS trên sông đều cao hơn ngưỡng khuyến cáo Boyd (1998) do nước thượng nguồn đang đổ về hạ lưu làm hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng tăng cao.

- Hàm lượng các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, NO2-, TSS, OSS, S2-, COD, kiềm trong các ao đạt QCVN 02-20:2014/BNNPTNT và Boyd 1998. Đối với ao ở 3 địa điểm Quận Ô Môn, Huyện Vĩnh Thạnh và Quận Thốt Nốt, kết quả phân tích: NH4+ (0,603-1,90  mg/l),  PO4 (0,37  –  0,52  mg/l),   cao  hơn   khuyến  cáo   QCVN    02-20:2014/BNNPTNT,  Boyd 1998.

II. KHUYẾN CÁO

- Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung Ương dự báo mực nước trên sông Hậu tại Châu Đốc xuống chậm, sau đó sẽ lên lại và đến ngày 05/08 mực nước tại Châu Đốc ở mức 2,35 m.

- Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thủy sản Nam Bộ, ngày 17/007 trên sông Bến Đò Số 1 – Vĩnh Thạnh, Bến Đò Thuận Hưng – Thốt Nốt, Trạm giao thông đường thủy – Ô Môn, Bến Phà Trà Uối – Thốt Nốt đều có mật độ vi khuẩn Aeromonas spp. dao động từ 160 đến 860 CFU/mL thấp hơn 103  CFU/mL đã giảm hơn so với quan trắc ngày 03/07.

Để hạn chế những tác động xấu của biến động thời tiết trong mùa mưa và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng đang ở mức cao, các hộ nuôi cần áp dụng các biện pháp sau đây:

- Vào những ngày mưa to, nhiệt độ giảm cần giảm lượng thức ăn nhằm giảm lượng thức ăn dư thừa trong ao.

- Khi vệ sinh bùn đáy ao xong, cần bổ sung chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy và cho cá ăn khi chất lượng nước ổn định.

- Nên lấy nước cấp vào ao nuôi vào thời điểm đỉnh triều. Và lắng nước tại ao lắng để hạn chế chất lơ lửng, bón vôi để nâng độ kiềm trước khi cấp vào ao nuôi.

- Bổ sung vi lượng, khoáng chất, vitamin, prebiotic, probiotic... đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn theo khuyến cáo để tăng sức đề kháng cho động vật thủy sản.

- Kiểm tra và gia cố lại bờ ao chắc chắn đảm bảo giữ được nước. Cần dọn dẹp,vệ sinh bờ ao và định kỳ bón vôi 2 lần/tháng xung quanh bờ ao với liều 20- 50kg/1.000 m2.

Chi cục thủy sản Cần Thơ
Đăng ngày 09/08/2017
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:00 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:00 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:00 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:00 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:00 15/11/2024
Some text some message..