Nghiên cứu này hiện đã được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B số ra ngày 28/8.
Các nhóm động vật có xu hướng hoạt động tốt hơn khi có sự kết hợp giữa những cá nhân sẵn lòng đi theo và các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, tồn tại trong hầu hết các loài động vật táo bạo hơn và các cá nhân hướng ngoại hơn.
Nhưng các động cơ như một mức lương cao hơn ở con người có thể khiến những đối tượng vốn phục tùng tự nhiên trở thành lãnh đạo và các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về mong muốn sự đảo ngược vai trò như thế.
Để thăm dò liệu những cá nhân phục tùng tự nhiên có thể trở thành các nhà lãnh đạo và ngược lại, nhóm các nhà khoa học trên đã nghiên cứu loài cá gai, một loài động vật săn mồi có cả những cá thể dũng cảm và nhút nhát.
Đầu tiên, họ đã nghiên cứu loài cá này trong bể thí nghiệm lớn trong vòng vài tuần để tách các "nhà lãnh đạo" từ những kẻ phục tùng.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng những con cá lãnh đạo là những con thiên hơn về việc rời khu vực sâu, được bảo hiểm an toàn và di chuyển qua vùng nước nông nhiều "rủi ro" để đi tới một trạm thức ăn. Sau đó, cá được chia thành từng cặp, một con mạnh dạn và một con nhút nhát.
Trong một thí nghiệm, những chú cá trên được "thưởng" thức ăn để khuyến khích chúng thể hiện hành vi tự nhiên, các con cá lãnh đạo bắt đầu một chuyến đi và những con cá phục tùng theo phía sau. Trong một giây, chúng được thưởng thức ăn vì sự đảo ngược vai trò ban đầu: Chú cá nhút nhát được ăn mỗi lẫn nó bắt đầu một chuyến đi kiếm mồi và chú cá táo bạo hơn theo phía sau.
Dự đoán của các nhà khoa học là những chú cá táo bạo sẽ hoạt động kém khi bị buộc phải chấp nhận vai trò của kẻ đi theo, cho thấy chúng đáp ứng kém hơn với hành vi của các cá nhân khác.
Ông Nakayama nhận định cá có thể học để phục tùng nhưng đấu tranh học lãnh đạo. Chúng tôi thấy rằng các nhà lãnh đạo là bẩm sinh./.